Hệ thống tiêu hóa bao gồm đường tiêu hóa, gan, tuyến tụy và túi mật. Đường tiêu hóa là một loạt các cơ quan rỗng kết nối với một ống dài, xoắn từ miệng đến hậu môn. Các cơ quan rỗng tạo thành đường tiêu hóa là miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già - bao gồm trực tràng và hậu môn. Thực phẩm vào miệng và đi đến hậu môn thông qua các cơ quan rỗng của đường tiêu hóa. Gan, tuyến tụy, túi mật là những cơ quan đặc của hệ tiêu hóa. Hệ thống tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Vi khuẩn trong đường tiêu hoá, còn được gọi là hệ vi sinh vậy đường ruột, giúp tiêu hóa. Các bộ phận của hệ thống thần kinh và tuần hoàn cũng đóng vai trò trong quá trình tiêu hóa. Cùng với nhau, sự kết hợp của dây thần kinh, hoocmon, vi khuẩn, máu, và các cơ quan của hệ tiêu hóa hoàn thành nhiệm vụ phức tạp của việc tiêu hóa thức ăn và chất lỏng mà một người tiêu thụ mỗi ngày.

 

TẠI SAO HỆ TIÊU HÓA LẠI QUAN TRỌNG?

Sự tiêu hóa rất quan trọng để phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng để tạo năng lượng, giúp trong việc tăng trưởng và sửa chữa tế bào. Thực phẩm và đồ uống phải được biến đổi thành các phân tử chất dinh dưỡng nhỏ hơn trước khi được hấp thụ vào máu và đưa chúng đến các tế bào khắp cơ thể. Cơ thể sẽ phân hủy chất dinh dưỡng từ thức ăn và thức uống thành carbohydrate, protein, chất béo và vitamin.

Carbohydrate. Carbohydrate là đường, tinh bột, và chất xơ được tìm thấy trong nhiều thực phẩm. Carbohydrate được gọi là đơn giản hoặc phức tạp, tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của chúng. Các carbohydrate đơn giản bao gồm các loại đường được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực phẩm như trái cây, rau, sữa và các sản phẩm sữa, cũng như các loại đường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm. Các carbohydrate phức hợp là tinh bột và chất xơ được tìm thấy trong bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, rau củ tinh và các loại đậu.

Chất đạm. Thực phẩm như thịt, trứng và đậu bao gồm các phân tử lớn của protein mà cơ thể tiêu hóa thành các phân tử nhỏ hơn gọi là các axit amin. Cơ thể hấp thụ axit amin qua ruột non vào trong máu, sau đó mang chúng khắp cơ thể. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ, năm 2010, khuyến cáo 10 đến 35 phần trăm calo hàng ngày là từ protein.1

Chất béo. Các phân tử chất béo là một nguồn năng lượng phong phú cho cơ thể và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin. Các loại dầu, như bắp, cải dầu, ô liu, cây rum, đậu tương, và hướng dương, là những ví dụ về chất béo lành mạnh. Bơ, shortening, và snack thực phẩm là những ví dụ về chất béo kém lành mạnh. Trong quá trình tiêu hóa, cơ thể phân hủy các phân tử chất béo thành các axit béo và glycerol. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ, 2010, khuyến cáo 20 đến 35 phần trăm calo hàng ngày đến từ mỡ.

Vitamin. Các nhà khoa học phân loại vitamin dựa trên độ hòa tan của chúng trong nước. Vitamin tan trong nước bao gồm tất cả các vitamin B và vitamin C. Vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, E và K. Mỗi vitamin có vai trò khác nhau trong sự phát triển và sức khoẻ của cơ thể. Cơ thể lưu trữ các vitamin tan trong chất béo trong gan và các mô mỡ, trong khi cơ thể không dễ dàng lưu trữ các vitamin tan trong nước và thường bài tiết ra ngoài bằng nước tiểu.

 

HỆ TIÊU HÓA HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO?

Hệ tiêu hóa hoạt động bằng cách di chuyển thực phẩm trong cơ quan tiêu hoá. Sự tiêu hóa bắt đầu ở miệng và kết thúc trong ruột non. Khi thực phẩm đi qua đường tiêu hoá, nó kết hợp với các dịch tiêu hóa làm cho thức ăn bị phân hủy để tạo thành các phân tử nhỏ hơn. Cơ thể hấp thụ các phân tử nhỏ hơn này qua các thành ruột non vào trong máu, từ máu dẫn chúng đến các bộ phận khác của cơ thể. Các chất thải của quá trình tiêu hóa đi qua ruột già, tạo thành phần và được đưa ra khỏi cơ thể.

Biểu đồ hệ tiêu hóa

 

THỰC PHẨM DI CHUYỂN QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ NHƯ THẾ NÀO?

Các cơ quan lớn, rỗng của đường tiêu hoá chứa một lớp cơ tạo sự chuyển động của các thành mạch. Sự chuyển động này đẩy thức ăn và chất lỏng thông qua đường tiêu hoá và trộn lẫn các chất khác trong mỗi cơ quan. Sự đẩy thức ăn giống như một cơn sóng biển đi qua cơ khi nó co lại và giãn ra.

Thực quản. Khi nuốt, thức ăn đẩy vào thực quản, ống cơ bắp mang thực phẩm và chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Một khi sự nuốt bắt đầu, sự hoạt động không còn là ngẫu nhiên mà tiến hành dưới sự kiểm soát của thực quản và não. Cơ vòng thực quản dưới, một cơ tương tự như khớp nối giữa thực quản và dạ dày, kiểm soát sự di chuyển của thực phẩm và chất lỏng giữa thực quản và dạ dày. Khi thực phẩm đến gần cơ vòng khép kín, cơ giãn ra và cho phép thực phẩm đi qua dạ dày.

Dạ dày. Dạ dày chứa thức ăn và chất lỏng và hòa trộn với dịch vị dạ dày, và từ từ đẩy hỗn hợp này vào ruột non. Cơ của phần trên của dạ dày giãn ra để tiếp nhận thức ăn nuốt từ thực quản. Cơ của phần dưới của dạ dày giúp trộn thức ăn và dịch vị.

Ruột non. Các cơ của ruột non trộn thức ăn với dịch tụy tiết từ tuyến tụy, gan, ruột non để tiếp tục tiêu hóa. Các thành mạch của ruột non hấp thụ các chất dinh dưỡng đã tiêu hóa vào trong dòng máu. Máu cung cấp chất dinh dưỡng cho phần còn lại của cơ thể.

Ruột già. Các chất thải của quá trình tiêu hóa bao gồm các phần không ăn được của thực phẩm và các tế bào già từ thành đường tiêu hóa. Sự chuyển động cơ đẩy những chất thải này vào ruột già. Ruột già hấp thụ nước và chất dinh dưỡng còn lại và thay đổi chất thải từ chất lỏng thành phân. Các trực tràng lưu trữ phân cho đến khi nó đẩy ra khỏi cơ thể khi đi cầu.

 

DỊCH VỊ TIẾT RA TỪ MỖI CƠ QUAN CỦA ĐƯỜNG TIÊU HÓA GIÚP TIÊU HÓA THỨC ĂN NHƯ THẾ NÀO?

Dịch vị tiêu hóa có chứa các enzyme - chất làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể - phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng khác nhau.

Tuyến nước bọt. Nước bọt tạo ra bởi các tuyến nước bọt, làm ẩm thức ăn và giúp hỗn hợp di chuyển dễ dàng hơn qua thực quản vào dạ dày. Nước bọt cũng có chứa một loại có khả năng phân hủy thực phẩm có chứa tinh bột.

Tuyến dịch vị dạ dày.  Tuyến dịch vị dạ dày sản xuất acid HCl và enzyme tiêu hóa protein.

Tuyến tụy. Tụy sản sinh ra một loại dịch chứa hỗn hợp enzyme phân hủy carbohydrate, chất béo và protein trong thực phẩm. Dịch tụy đi vào đường tiêu hóa đến ruột non thông qua các ống nhỏ gọi là ống mật.

Gan. Gan tiết ra dịch mật. Túi mật trữ mật giữa các bữa ăn. Khi con người bắt đầu ăn, túi mật nhận tín hiệu và tiết mật thông qua các ống mật, kết nối túi mật và gan với ruột non. Dịch mật trộn với chất béo trong thức ăn và làm hòa tan chúng với dịch lỏng trong ruột, giống như quá trình hòa tan dầu mỡ từ chén dĩa dơ của nước rửa chén, vì thế các enzym đường ruột và tụy có thể tiêu hóa các phân tử chất béo.

Ruột non. Ruột non sản xuất ra một số enzyme, kết hợp với dịch tụy và mật để tiêu hóa hóa thức ăn. Ở giai đoạn này, cơ thể hoàn thiện quá trình phân hủy chất đạm, và sự phân hủy tinh bột tạo bước cuối tạo ra các phân tử glucose hấp thu vào máu. Vi khuẩn trong ruột non sản sinh ra một số enzyme cần thiết để tiêu hóa chất xơ.

 

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA VỚI CÁC PHÂN TỬ THỨC ĂN BỊ TIÊU HOÁ?

Ruột non hấp thụ hầu hết các phân tử thức ăn được tiêu hoá cũng như nước và khoáng chất rồi chuyển chúng đến các bộ phận khác của cơ thể để lưu trữ hoặc chuẩn bị cho quá trình biến đổi hóa học khác. Các tế bào chuyên biệt giúp hấp thụ các chất đi qua đường ruột vào trong dòng máu. Dòng máu mang các đường đơn giản, các axit amin, glycerol, và một số vitamin và muối vào gan. Hệ thống bạch huyết, một mạng lưới các mạch máu chứa các bạch cầu và dịch lỏng gọi là bạch huyết trong cơ thể, hấp thụ các axit béo và vitamin.

 

QUÁ TRÌNH TIÊU HÓA ĐƯỢC KIỂM SOÁT NHƯ THẾ NÀO?

Hormone và các chất điều hòa thần kinh kiểm soát quá trình tiêu hóa.

Sự điều tiết của hormone

Các tế bào trong thành dạ dày và ruột non sản xuất và giải phóng hormone kiểm soát các chức năng của hệ thống tiêu hóa. Những hormone này kích thích sản xuất dịch tiêu hóa và điều chỉnh sự thèm ăn.

Sự điều tiết hệ thần kinh

Hai loại dây thần kinh giúp kiểm soát hoạt động của hệ thống tiêu hóa bao gồm: thần kinh trung ương và ngoại biên.

Hệ thân kinh ngoại biên kết nối các cơ quan tiêu hóa vào não và tủy sống. Các dây thần kinh này giải phóng các hóa chất điều chỉnh sự co bóp của dạ dày và ruột. Hệ thần kinh trung ương giúp giải phóng các hợp chất khác nhau làm tăng tốc hoặc trì hoãn sự di chuyển của thức ăn và sản xuất các dịch tiêu hóa.

TỔNG KẾT

Hệ tiêu hóa rất quan trọng đối với cơ thể con người, giúp phân hủy thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể sử dụng để nạp năng lượng, tăng trưởng và sửa chữa tế bào.

Tiêu hóa hoạt động bằng cách di chuyển thức ăn qua đường tiêu hoá.

Tiêu hóa bắt đầu ở miệng với nhai và kết thúc trong ruột non.

Khi thực phẩm đi qua đường tiêu hoá, nó kết hợp với dịch tiêu hóa, phân hủy thực phẩm từ các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn. Cơ thể hấp thụ các phân tử nhỏ hơn này qua các thành ruột non vào trong máu, đưa chúng đến cơ quan khác trong cơ thể.

Các chất thải của quá trình tiêu hóa đi qua ruột già và ra khỏi cơ thể dưới dạng phân rắn.

Dịch tiêu hóa có chứa các enzyme phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng khác nhau.

Ruột non hấp thụ các phân tử thức ăn được tiêu hoá nhất cũng như nước và khoáng chất và chuyển chúng đến các bộ phận khác của cơ thể để lưu trữ hoặc các biến đổi hóa học khác. Hormone và các chất điều hòa thần kinh kiểm soát quá trình tiêu hóa.

Theo NIDDK