Nuôi dạy trẻ - Con trẻ lấy trộm đồ, đừng vội mắng! Chỉ cần nói 2 câu này, trẻ sẽ càng trưởng thành hơn
(Ảnh: Internet)
Đứa trẻ thừa lúc mọi người không chú ý, lấy trộm chiếc ô tô đồ chơi..
Một cậu bé chừng 4 tuổi, được ba cậu dẫn đến nhà cô chú chơi. Cậu bé rất mau bị hấp dẫn bởi căn phòng đầy đồ chơi, nào là ô tô, máy bay… Chơi một lúc cảm thấy rất thích thú, thật sự rất muốn có được chúng. Thế là cậu thừa lúc mọi người không để ý liền giấu trộm một chiếc ô tô nhỏ.
Đoán xem ba của cậu sẽ phản ứng như thế nào? Thế nào mới gọi là sử dụng trí tuệ để xử lý..
Khi đứa trẻ lấy trộm đồ, trong tâm sẽ cảm thấy vô cùng bất an và lo lắng. Cậu thành thật nói với ba, người ba không mắng mà ngược lại còn làm như thế này…
Trên đường trở về nhà cùng ba, cậu bé trong tâm đã rất lo lắng, khó chịu, nhịn không được cuối cùng cũng đành phải “thẳng thắn thú nhận” với ba, nói mình đã lấy trộm một chiếc ô tô đồ chơi nhỏ.
Ba cậu đã dừng lại, im lặng, trong chốc lát, và đã nói với cậu một câu ngụ ý cực kỳ sâu sắc!
Cậu bé đến nay vẫn nhớ như in giây phút ba cậu im lặng. Cậu đứng bên đường vô cùng sợ hãi và chờ đợi… Cuối cùng, ba nhẹ nhàng nói với cậu:
“Chúng ta cùng quay lại trả cái ô tô nhỏ này cho chú ba đi! Sau này nếu con muốn ba sẽ mua cho con 1 cái như vậy”.
Nhưng mà cậu bé thật sự không muốn theo ba quay lại trả đồ cho người ta, một phần vì xấu hổ, một phần vì sợ hãi muốn khóc.
Ba cậu đã rất bình tĩnh quay lại giải thích với người ta:
“Thật xin lỗi, bé Bin không cẩn thận khi về mang theo cái đồ chơi này, nay bé xin trả lại”.
Chuyện cứ như vậy là trôi qua. Cậu bé không bị mắng mỏ gì thêm, ba cậu cũng không tiếp tục nói chuyện này cho người khác biết nữa.
Đây là một người cha lý trí, vì sao vậy?
Ba của cậu từ trong hành vi, đã dạy con “giá trị quan đích thực”.
Trước hết, có thể thấy từ đầu đến cuối người cha này đều chưa từng sử dụng từ “trộm”, “ăn cắp” để nói về hành vi của đứa trẻ.
Bởi vì đúng sai của đứa trẻ là thông qua đánh giá của cha mẹ, đồng thời quan sát phản ứng của cha mẹ mà hình thành tính cách. Do đó, không nên dễ dàng cấp cho con trẻ một cái “nhãn dán”, không khuếch đại sai sầm của trẻ, mà là bảo vệ trẻ.
Đầu tiên, trong lúc nhất thời: không nên chỉ trích, không trách mắng, không lắm điều thuyết giáo.
Tiếp theo, để đảm bảo cho trẻ có một tâm trạng ổn định, bình tĩnh tìm phương pháp thích hợp nhất để giải quyết vấn đề.
Lúc biết được con trẻ “lấy trộm” đồ của người khác, cha mẹ không nên ngay lập tức tức giận, kiềm chế không được mà đánh mắng trẻ, không nên ngay lập tức bắt đầu tận tình khuyên giảng đạo lý dài dòng. Mà bản thân cha mẹ phải dừng lại để suy nghĩ, tìm ra cách đơn giản mà hữu hiệu nhất, phương thúc phù hợp nhất để xử lý sự việc này.
Sau đó, sử dụng những hành động trực tiếp để làm mẫu và hướng dẫn cho trẻ. Thực sự thì trong tâm trí đứa trẻ biết lấy đồ của người khác là không đúng. Cậu bé kia cúi đầu thừa nhận với ba, và “nội tâm cắn rứt” của cậu là có thể nhìn thấy được.
Do đó, thực sự đối với con trẻ không cần phải giảng đạo lý cao siêu, mà là từ trong sai lầm mà giúp trẻ học được nên làm điều gì cho đúng đắn. Người cha đã làm khuôn mẫu cho cậu, chính là làm mẫu cho 2 điều, khoan dung và trách nhiệm.
Người cha này, cũng chỉ đơn giản nói 2 câu:
Một là “chúng ta cùng nhau quay lại”. Đây chính là cách từ trong sai lầm mà học cách sửa chữa lỗi lầm.
Hai là “nếu con muốn thì ba sẽ mua cho con”, tức là chỉ cho cậu bé thấy rằng đồ mình muốn có phải tự mình mua, cho cậu bé biết cách chính xác để muốn có được một thứ gì đó.
Cuối cùng, cần nhớ kỹ một điều rằng: Việc gì trôi qua, thì chính là đã trôi qua rồi. Không nên nhắc lại để tra cứu, cũng không tùy ý đưa chuyện; đây chính là bảo vệ lòng tự tôn của con trẻ.
Đứa bé mặc dù còn nhỏ, nhưng đã có lòng tự tôn, hơn nữa còn có tâm hổ thẹn, xấu hổ. Chứng kiến đứa trẻ khi ấy phạm lỗi, nếu đứng ở góc độ của đứa trẻ, nhất định sẽ không muốn hành vi xấu của mình bị càng nhiều người biết, cho dù đó là người trong nhà đi chăng nữa. Do đó không dây dưa kể chuyện này với người khác, chính là để bảo vệ lòng tự tôn của trẻ.
Giáo dục trong gia đình chính là một lớp học, những bậc cha mẹ cần phải nhớ rằng: Cho dù con trẻ có xuất hiện vấn đề nào đó, chớ nghiêm trọng và khuếch đại lên, cần phải khống chế tốt cảm xúc của mình, không nên dễ dàng gán cho trẻ một “nhãn mác”.
Những bậc cha mẹ nên nhìn lại về phương thức giáo dục con cái của mình, hãy tỉnh táo, cẩn thận suy nghĩ một chút. Hành vi biện pháp không thích hợp với trẻ, không lý trí mà giáo dục trẻ, thì đứa trẻ lớn lên sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.