Lượng đường (glucose) trong máu liên tục trong mức cao có thể dẫn đến những biến chứng như tiểu đường, bệnh về mắt, thận, thần kinh, tim mạch… Ngay cả khi không bị tiểu đường thì vẫn có thể rơi vào tình trạng tăng đường huyết bất thường.

Chúng ta thường nhận định, lượng đường trong máu ở mức cao là một triệu chứng thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường. Khi ăn, đường từ thực phẩm sẽ chuyển hóa thành glucose và những loại đường đơn thuần khác. Tất cả đều đi vào máu để nuôi cơ thể. Hóc-môn insulin có vai trò mở cửa tế bào cho glucose, chất béo vào những tế bào gan, tim, phổi ...

Việc ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều tới lượng đường trong máu.

Ở người bệnh tiểu đường, tuyến tụy hoặc không sản xuất đủ insulin, hoặc những cơ bắp, mỡ và tế bào gan không đáp ứng với insulin, làm cho lượng glucose lưu lại trong máu cao. Còn những người không bị tiểu đường nhưng đang dùng những loại thuốc chữa căng thẳng sinh lý, trị chấn thương, phẫu thuật… thì cũng có thể rơi vào tình trạng tăng lượng đường trong máu.

Nói chung, mức độ đường 180 mg/dL trong máu được xem là cao, nhưng chỉ khi con số này tăng vượt quá 250 mg/dL thì mới xuất hiện các triệu chứng đáng chú ý. Còn khi lượng đường trong máu liên tục ở mức cao đối với nhiều người không bị tiểu đường thì về lâu về dài có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh tiểu đường, vấn đề về mắt, thận và các bệnh thần kinh, tim mạch…

Người không bị tiểu đường thì lượng đường trong máu vẫn có thể tăng cao. 

Sau đây là những dấu hiệu chứng tỏ bạn bị tăng đường huyết:

– Đói và khát hơn bao giờ hết

– Gia tăng số lần đi tiểu

– Mệt mỏi, sụt cân bất thường

– Giảm khả năng miễn dịch, đặc biệt lúc bị thương thì những vết thương rất lâu lành

– Nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da, khó thở là những dấu hiệu của tiểu đường.

– Nhìn kém, suy giảm thị lực

Ngoài ra, nếu chẳng may bị đường trong máu cao, chị em có thể gặp một số triệu chứng khác sau:

– Khô miệng

– Thường xuyên đau đầu

– Khó thở

– Mất độ nhạy cảm do tổn thương thần kinh

– Dạ dày có vấn đề, chẳng hạn như táo bòn mãn tính và tiêu chảy

Táo bón và tiêu chảy liên tục khiến bạn muốn phát điên.

– Mất ngủ

– Khó tập trung

Khi bạn phát hiện có dấu hiệu đường trong máu cao, việc đầu tiên phải làm là nhanh chóng đưa nó xuống trở lại mức bình thường. Còn ở người bị tiểu đường, lúc lượng đường trong máu tăng cấp tính thì chỉ cần tiêm insulin để hạ xuống.

Những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Hãy tránh các loại thực phẩm có nhiều đường, chất béo và natri. Duy trì một trọng lượng lý tưởng cũng có ý nghĩa rất lớn, bởi vì trọng lượng cơ thể có tỉ lệ thuận với lượng đường trong máu.