Tủy răng được cấu tạo bởi khối mô liên kết non giàu mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng nằm trong hốc tủy được bao bọc xung quanh bởi lớp mô cứng của răng đó là ngà (ngoại trừ lỗ chóp chân răng). Đặc điểm của mạch máu tủy răng là mạch máu tận cùng, vào ra hốc tủy bởi lỗ chóp chân răng, nên khi tủy bị viêm thì dễ bị xung huyết đè nén gây đau nhức và dễ bị hoại tử. Bệnh lý tủy thông thường là biến chứng của sâu răng, nhưng chưa có một số liệu chính xác nào nói đến tỷ lệ bệnh tủy và bệnh vùng quanh chóp.

dinhduonghoc.com - Bệnh tủy răng?

1.  Khái niệm về tủy răng

Tủy răng là một mô liên kết đặc biệt, giàu mạch máu và sợi thần kinh, nằm trong hốc tủy, được bao quanh bởi mô cứng của răng (men và ngà răng ).

2.   Chức năng của tủy răng

Tủy răng có chức năng "cảm nhận" cảm giác "đau" -khi có các kích thích tác động lên răng như : chấn thương, nóng, lạnh, hóa chất.... tham gia vào việc nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng, góp phần duy trì sự sống và lành mạnh của răng.

Tủy răng thường được coi là "trái tim" của răng và nó được bảo vệ bởi tổ chức cứng ở xung quanh, vì thế không dễ bị viêm. Khi tổ chức bảo vệ tủy răng (men răng, xương răng…) bị ảnh hưởng, dẫn đến sâu răng, làm cho tủy răng bị lộ ra, có thể gây viêm tủy răng. Giai đoạn đầu của viêm tủy răng cơn đau thường thoáng qua vài phút. Cơn đau sẽ tăng khi bị kích thích như ăn những thức ăn nóng, lạnh, chua. Về sau, cơn đau nhức nhối kéo dài, rất khó chịu, nhất là về ban đêm.

3.  Các yếu tố ảnh hưởng đến tủy răng

  • Bệnh sâu răng
  • Vi khuẩn trong miệng
  • Răng bị chấn thương cơ học
  • Dùng lực chỉnh hình sai
  • Mài cùi răng sống không đúng cách
  • Các bệnh lý vùng miệng
  • Hóa chất

Trong đó, bệnh sâu răng và vi khuẩn trong miệng được xem như là nguyên nhân chủ yếu làm tổn thương tủy răng. Tiến trình của bệnh sâu răng diễn ra trong thời gian dài, sẽ phá hủy men răng và ngà răng. Nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì mô răng sẽ bị phá hủy càng nhiều, lỗ sâu tiến sát tới tủy.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh tủy răng

Tủy răng là một loại tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, tủy chân răng được bao phủ bởi ngà răng và cement răng.

Nguyên nhân gây bệnh có thể chia làm 3 nhóm:

 - Do vi khuẩn: vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn đi vào tủy qua ống ngà (sâu ngà) hoặc qua lỗ

chóp chân răng (bệnh nha chu)

 - Nguyên nhân tự tạo: đó là do những lỗi về điều trị và kỹ thuật

 - Do chấn thương: chấn thương nhẹ liên tục và chấn thương mạnh gây gãy răng.

Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng, sâu răng gây ê buốt khi có nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu trong giai đoạn này răng sâu được chữa trị kịp thời thì sẽ tránh được bệnh tủy răng.

Ngoài ra bệnh tủy răng còn có thể do các nguyên nhân khác như vỡ hay mẻ răng, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng.

 

Phòng ngừa bệnh tủy răng

Để phòng tránh bệnh viêm tủy răng, mỗi người nên đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện các răng sâu và chữa kịp thời, nếu có bệnh viêm lợi và viêm quanh răng thì nên chữa trị ngay, tránh không nhai vật cứng như xương, vỏ cua biển.
 
Khi thấy có các dấu hiệu của viêm tủy răng, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán đúng tình trạng của bệnh. Ở giai đoạn viêm tủy có thể hồi phục, chỉ cần loại bỏ nguyên nhân, trám lỗ sâu, trám răng mòn cổ... thì tủy sẽ hết viêm, tự động hồi phục. Giai đoạn viêm tủy không thể hồi phục, điều trị cần thiết là nội nha chữa tủy, lấy tủy răng nguyên nhân, sau đó phục hồi lại răng trám, làm răng sứ. Giai đoạn biến chứng sang bệnh lý vùng quanh chóp, tùy vào tình trạng trên lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định nội nha hoặc nhổ răng nguyên nhân.
 
Để phòng tránh bệnh viêm tủy răng, phải giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận, đúng cách, chải răng đúng phương pháp, dùng chỉ nha khoa, kết hợp nước súc miệng... “Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám đầy đủ, phát hiện kịp thời, điều trị đúng đắn không chỉ bệnh viêm tủy răng mà còn các bệnh lý khác của răng miệng”, bác sĩ Hanh khuyến cáo.

Bệnh tủy răng - Hậu quả và cách chữa

Tủy răng là một loại tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, tủy chân răng được bao phủ bởi ngà răng và cement răng.
 
Hậu quả của viêm tủy răng

Tủy răng viêm sẽ bị sung huyết, tuy nhiên tủy răng được bao bọc bởi một vỏ cứng nên không thể phồng lên được, điều này dẫn đến tăng áp suất trong buồng tủy gây chết tủy. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng.

Điều trị bệnh tủy răng

Bệnh nhân đau tủy răng có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời, khi dùng thuốc phải chú ý tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa và tác dụng toàn thân khác, cần phải khẩn trương đến bác sĩ răng hàm mặt để điều trị triệt để bệnh tủy răng.

Bệnh nhân có răng đau tủy cần tới bác sĩ nha khoa để khám chẩn đoán bệnh và tình trạng mô răng. Nếu răng có chỉ định nhổ thì nên nhổ răng sớm để loại bỏ triệu chứng đau, nếu răng có chỉ định bảo tồn thì sẽ được điều trị tủy.

Nếu bệnh nhân đau ít, cơn đau ngắn (3-5 phút) thì có thể theo dõi tủy răng, nếu răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn vì ngà mủn có nhiều vi khuẩn rồi trám kín bằng hydroxit canxi, tránh kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu đau giảm thì không cần lấy bỏ tủy răng, thời gian theo dõi khoảng 6 tháng.

Nếu đau tăng lên thì cần lấy bỏ tủy, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ quanh chân răng và khoan mở tủy, lấy sạch tủy và tạo hình hệ thống ống tủy để các ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy.

Hiện nay có nhiều loại dụng cụ nong và phương pháp tạo hình ống tủy nhưng đều có đặc điểm chung là dùng các lưỡi cắt trên  cây nong ống tủy để lấy bớt ngà ở thành ống tủy và mở rộng ống tủy, trong quá trình nong rộng này không được đưa dụng cụ đi ra ngoài chóp răng. Việc lấy bỏ tủy và nong rộng ống tủy đòi hỏi sự kiên trì tỉ mỉ, có những trường hợp ống tủy nhỏ phải nong ống tủy rộng ra rồi mới lấy được hết tủy.

Trong quá trình nong rộng ống tủy sẽ tạo ra các mùn ngà, một phần việc quan trọng là không được đẩy các mùn ngà xuống chóp chân răng. Quá trình nong rộng ống tủy phải kết hợp với bơm rửa nước natri hypochlorid 2,5% và các dung dịch bôi trơn để đưa các mùn ngà ra ngoài.

Sau khi ống tủy đã được làm sạch và tạo hình thuôn thích hợp cho việc trám kín thì bác sĩ nha khoa sẽ đo chiều dài ống tủy  bằng máy đo độ dài (máy apex locator), làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha, đây là một loại nhựa cây có tính dẻo tương đối, chảy lỏng khi làm nóng và được bơm vào ống tủy.

Quá trình hàn ống tủy được kiểm soát bằng Xquang, gutta-percha có đặc tính khi nguội sẽ co lại, do đó gutta-percha sau khi nguội sẽ được ép chặt vào các thành ống tủy bằng các cây lèn thích hợp, sau đó bác sĩ tiếp tục bơm thêm gutta-percha, lỗ sâu thân răng sẽ được hàn bằng amalgam hoặc composite.
 
Viêm tủy có khả năng hồi phục

Phải loại bỏ các nguyên nhân sau: Có lỗ sâu lớn hay miếng trám Amalgam quá sâu gây đau,  cần nạo hết phần sâu hoặc lấy hết Amalgam đã trám.  Sauđótrám tạm bằng Zinc Oxide Eugenol hoặc che tủy với Ca(OH)2 và trám tạm bằng Zinc Oxide Eugenol trong nhiều tuần có thể làm giảm đau cho bệnh nhân. Sau nhiều tuần hết đau, răng có thể được trám vĩnh viễn.

Hiện nay theo cách điều trị mới, nếu đúng là viêm tủy có khả năng phục hồi ta có thể trám luôn bằng Glass ionomer cement ở lớp dưới và lớp trên là Composite hoặc Amalgam.

Viêm tủy không có khả năng hồi phục

Lấy tủy tòan phần: có thể gây tê lấy tủy hay đặt thuốc diệt tủy

Hoại tử tủy: lấy tủy toàn phần