Ở nữ giới cứ thời kỳ dậy thì đều có hiện tượng mỗi tháng âm đạo ra máu một lần, y học gọi là kinh nguyệt. Đây là dấu hiệu tiến vào thời kỳ dậy thì của người con gái. Để có được kiến thức đúng về kinh nguyệt, xin giới thiệu một số vấn đề sau:

dinhduonghoc.com - cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt

1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý trong quá trình phát triển giới tính ở nữ giới, do chức năng buồng trứng thay đổi có tính chu kỳ, dẫn đến hệ sinh dục của nữ giới cũng cùng lúc thay đổi theo chu kỳ,  nội mạc tử cung là bộ phận có sự thay đổi rõ rệt hơn hết, khi chưa thụ thai nội mạc tử cung mỗi tháng bong tróc một lần, dẫn đến hiện việc âm đạo ra máu, chúng ta gọi hiện tượng đó là kinh nguyệt, và khoảng thời gian giữa hai lần kinh nguyệt là chu kỳ kinh nguyệt.

2. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường nghĩa là có tính điều độ, khoảng 28 đến 32 ngày xuất kinh một lần. Tuy nhiên, thể chất và hoàn cảnh sống mỗi người mỗi khác nên chu kỳ kinh nguyệt cũng có sự khác biệt nhất định.

Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài tùy thuộc vào thời gian trứng rụng ở mỗi tháng, phạm vi thay đổi của kỳ kinh nguyệt từ 21 đến 35 ngày, chưa vượt quá phạm vi ấy thì là hiện tượng bình thường. Thông thường thì mỗi lần hành kinh từ 3 đến 7 ngày, trung bình là 5 ngày.

Trung bình lượng máu kinh là 35ml, trường hợp nếu cao hơn 80ml thì là kinh nguyệt quá nhiều. Thường thì ngày thứ 2-3 máu ra nhiều nhất. Máu kinh thường có màu đỏ sậm, sệt tuy nhiên không cô đặc, đây là do mảnh vụn của nội mạc tử cung bong tróc, niêm dịch (dịch nhày) cổ tử cung và tê bào biểu mô bong tróc của âm đạo, bình thường máu kinh sẽ có mùi tanh máu nhưng hoàn toàn không hôi.

Trường hợp sau khi sanh hay phá thai, lượng kinh nguyệt có trở lại lần thứ nhất có thể nhiều hơn bình thường chút ít, nếu máu nhiều và máu cục to hay kèm theo một số vật dạng mô, đó là hiện tượng khác thường; trường hợp máu ít, màu hồng phấn hay nâu sậm, đó cũng là khác thường.

3. Vì sao kinh nguyệt quá nhiều?

Lượng máu kinh mỗi kỳ vượt quá 80ml thì là kinh nguyệt quá nhiều, có một số nguyên nhân sau:

–    Oestrogen ở buồng trứng tiết ra quá nhiều, hoặc do nội mạc tử cung bị kích thích lâu ngày gây nên sự sinh trưởng vượt quá độ dày bình thường, nên khi bong tróc máu chảy ra nhiều hơn.

–    Do tắt kinh sau một thời gian, tử cung lại ra máu mà không có trứng rụng, sau đó âm đạo sẽ ra máu rất nhiều.

–    Trường hợp do bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, nhất là u xơ dưới niêm mạc tử cung hay bướu thịt (polyp) nội mạc tử cung.

–    Bệnh toàn thân: Những bệnh liên quan đến máu như bệnh bạch cầu, thiếu máu do sự thay mới gặp trở ngại, xuất huyết dưới da do tiểu cầu giảm thiểu và dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng; ngoài ra còn có một số bệnh về gan và cao huyết áp…

–    Nhân tố tâm lý: Một số trường hợp có người từ lần đầu có kinh đã ra máu khá nhiều, đó không phải điều khác thường, có thể do nội mạc tử cung bị xoắn hoặc mạch máu trở nên giòn, dễ bị vỡ nứt hay khó hồi phục, khiến cho máu ra nhiều.

Lưu ý: Khi máu kinh ra nhiều, nhất là có triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, khó chịu, bải hoải, kèm theo sắc mặt trắng bệch thì cần lập tức đến bác sĩ kiểm tra, trị dứt điểm nếu có biến bệnh thì kinh nguyệt mới trở lại bình thường.

dinhduonghoc.com - cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt

4. Vì sao kinh nguyệt quá ít?

Đối với kinh nguyệt quá là  thời gian hành kinh ngắn, chỉ khoảng 3-5 ngày, và lượng máu kinh mỗi lần không quá 20ml, có màu nhạt hay sậm.

Kinh nguyệt quá ít có thể do một số nguyên nhân sau:

–    Chức năng tuyến yên suy yếu, oestrogen do buồng trứng tiết ra thiếu nên nội mạc tử cung tăng sinh không đủ, trở nên mỏng do vậy khi bong tróc lượng máu ra ít. Uống thuốc ngừa thai lâu ngày cũng là nguyên nhân gây ức chế chức năng của tuyến yên, gây ra kinh nguyệt ít.

–    Biến bệnh thân tử cung như: nội mạc tử cung phát triển không tốt, do biến bệnh lao phá hoại nội mạc tử cung, hoặc do nhiều lần nạo tử cung quá mạnh khiến nội mạc tử cung bị tổn thương.

–    Thiểu số người thỉnh thoảng có kinh nguyệt ít trong khi thời gian hành kinh bình thường, hoặc xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, rất có thể đó là dấu hiệu báo trước sẩy thai hay mang thai ngoài tử cung.

Lưu ýBệnh kinh nguyệt quá ít hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu nghiệm, nếu do bệnh phụ khoa gây nên thì phòng ngừa là chính, ví dụ như phòng ngừa nhiễm vi khuẩn lao, hạn chế tối đa việc phá thai hầu tránh làm tổn thương nội mạc tử cung,dùng thuốc ngừa thai khác hoặc có thể đổi sang biện pháp ngừa thai khác để tránh ức chế chức năng tuyến yên quá mức.

5. Trong thời kỳ kinh nguyệt cơ thể có những phản ứng gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới, nếu chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì thể trạng sẽ không  có triệu chứng khó chịu.

Tuy nhiên, ở một số phụ nữ có thể có cảm giác nặng trì bụng dưới và thắt lưng, tiểu nhiều, hệ thần kinh không ổn định ở mức độ nhẹ như nhức đầu, vú căng nhức, lo âu, mất ngủ, chán chường, và dễ khích động,.. Về chức năng hệ tiêu hóa có thể xảy ra hiện tượng như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón và niêm mạc mũi xuất huyết; nhưng những tình trạng trên thường không nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và việc làm, hết kinh nguyệt thì bệnh cũng sẽ hết. Trong trường hợp tương đối nghiêm trọng thì phải đến bác sĩ kiểm tra và chữa trị.

6. Thời kỳ kinh nguyệt phải bảo vệ sức khỏe bằng cách nào?

Bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt có hai yếu tố: một là chú ý vệ sinh, hai là điều tiết tâm lý.

Vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt cụ thể phải chú ý những khía cạnh nào?

Nữ giới trong kỳ kinh nguyệt do nội mạc tử cung bong tróc, thành trong tử cung đang khi hồi phục, vết nứt mạch máu lộ ra trong khoang tử cung, khi ấy miệng cổ tử cung lỏng lẻo và mở rộng, thêm vào đó máu kinh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển do vậy trong thời kỳ này rất dễ bị viêm nhiễm.

Để tránh các chứng bệnh nhiễm xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt, phải chú ý những khía cạnh sau:

–    Chọn giấy vệ sinh hay băng vệ sinh: Phải chọn loại đã tiệt trùng và không quá hạn sử dụng, giấy vệ sinh phải mềm và có tính thấm tốt, để có cảm giác thoải mái và nhằm ngăn ngừa máu kinh chảy ra ngoài. Băng vệ sinh phải có tính cố định tốt, mềm và thoáng khí và sử dụng một lần là bỏ. Dù là sử dụng loại giấy vệ sinh hay băng vệ sinh nào cũng cần phải thay đổi thường xuyên, lúc thay phải chú ý vệ sinh môi trường và rửa sạch tay.

–    Vệ sinh kinh nguyệt: Mỗi ngày phải rửa sạch âm đạo ngoài 1-2 lần, không nên tắm bồn, thường xuyên thay quần lót, quần lót giặt xong phải phơi ngoài nắng hay chỗ khô thoáng, không nên phơi chỗ tối ẩm để  tránh vi khuẩn sinh sôi nẩy nở.

–    Vệ sinh tâm lý: Mỗi ngày phải ngủ đủ 8 giờ, tránh khích động và giữ gìn tâm trạng vui vẻ.

–    Dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin như rau cải và trái cây, bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh thức ăn lạnh, chua cay và rượu.