Ngoại tâm mạc - Hiểu biết về viêm ngoại tâm mạc
Viêm ngoại tâm mạc là việc phù nề cũng như kích ứng trên lớp màng che phủ bên ngoài của tim. Viêm có thể cấp hay mạn tính và thường gây ra đau ngực cùng với những biểu hiện khác.
Dấu hiệu và triệu chứng
Thường hay gặp nhất là triệu chứng đau dữ dội như dao đâm sau xương ức hay ở bên ngực trái. Tuy nhiên một số bệnh nhân cũng miêu tả là đau âm ỉ hay tức nặng với cường độ khác nhau. Đau có thể lan đến vai trái và cổ bên trái, nặng lên khi nằm hay hít sâu, giảm hơn khi ngồi cúi người ra trước.
Các biểu hiện khác
• Khó thở khi cúi
• Sốt nhẹ
• Có cảm giác ốm yếu mệt mỏi
• Ho khan
• Cổ chướng hay phù chân
Nguyên nhân
- Đa số không xác định được nguyên nhân hay nghi ngờ là do virus. Những nguyên nhân khác gồm có:
- Xảy ra sau cơn đau tim hay phẫu thuật tim so sự hình thành kháng thể (hội chứng Dressler)
- Bệnh viêm hệ thống như lupus và viêm khớp dạng thấp.
- Chấn thương
- Do một số căn bệnh như suy thận, AIDS, lao và ung thư
- Do một số thuốc
Xét nghiệm và chẩn đoán
- Hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh: xem liệu bệnh nhân có mới bị nhiễm trùng đường hô hấp hay cảm cúm không, và tình trạng đau ngực có tăng lên khi nằm hay khi thở không.
- Khám thực thể xem người bệnh có bị các bệnh khác như bệnh thận,, đau tim hay chấn thương ngực không.
- Nghe tim thì có thể thấy tiếng cọ màng ngoài tim.
- Điện tâm đồ: kết quả sóng điện tim trên điện tâm đồ có thể cho ta biết viêm ngoại tâm mạc.
- Chụp X quang có thể thấy được hình ảnh tim to nếu có dịch ứ đọng ở màng ngoài tim.
- Siêu âm tim
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) giúp thu được hình ảnh chi tiết hơn về tim và màng ngoài tim và giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây đau ngực.
- Chụp cộng hưởng từ sẽ giúp phát hiện tình trạng dày hay các thay đổi khác ở màng ngoài tim.
Chữa trị
Chữa trị tùy theo nguyên nhân và mức độ nặng của bệnh. Các trường hợp nhẹ có thể tự thuyên giảm mà không cần chữa trị.
- Điều trị nội khoa. Đa phần những trường hợp đau do viêm ngoại tâm mạc đáp ứng tốt với aspirin và những thuốc chống viêm phi steroid khác. Đau nặng óc thể cần đến những thuốc giảm đau mạnh hơn trong thời gian ngắn.
- Viêm ngoại tâm mạc tái diễn nhiều lần thường hay được chữa trị bằng colchcin và đôi khi là bằng steroid. Sử dụng kháng sinh trong trường hợp viêm do nhiễm khuẩn.
Chữa trị ngoại khoa:
- Chọc dò màng ngoài tim: Dùng kim hay catheter để dẫn lưu dịch từ khoang màng ngoài tim.
- Mở thông màng ngoài tim: Nếu màng ngoài tim bị xơ cứng sẽ gây hạn chế hoạt động của tim, người bệnh sẽ được mổ để cắt bỏ toàn bộ màng ngoài tim.