Bệnh Gút - Nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng gout
Bệnh này mắc phải do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Acid uric được tạo ra bởi sự thoái giáng của purin. Chất này có thể nhìn thấy trong tự nhiên như một vài loại thực phẩm – tạng động vật như gan, não, thận, lách – và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.
Thường thì thì acid uric bị phân hủy trong máu và được tiết ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi lúc cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hay thải ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric ở trong máu tăng lên, tích tụ dần dần và lắng đọng thành tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hay các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.
Một số bệnh lý và thuốc: Một số bệnh lý và thuốc hỗ trợ chữa trị cũng có thể làm tăng nguy cơ bị Gout, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch, phẫu thuật, những bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động,…cũng góp phần làm tăng lượng acid uric máu. Một số thuốc như lợi tiểu thiazide, aspirin liều thấp và cyclosporine (một loại thuốc dùng cho người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thư sẽ hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.
Gen di truyền: ¼ số bệnh nhân bị Gout có tiền sử gia đình bệnh này.
Tuổi và giới: Nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng tới tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị Gout trong khoảng 30 - 50 tuổi, nữ từ 50 - 70.
Khi phát hiện mắc bệnh, người bệnh phải đi tới các cơ sở y tế chuyên khoa để hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Khi đó, những cơn đau xảy ra với tần suất cao, các tinh thể urat dần kết tụ thành những nốt hạt dưới da và phát tác làm đau đớn trong các đợt gout cấp. Nguy hiểm hơn khi những tinh thể này tập trung tại đường tiết niệu và gây ra sỏi thận.