Niệu đạo - Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
1. Định nghĩa
Đường tiểu hay còn được gọi là đường tiết niệu gồm 2 quả thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thông thường nước tiểu vốn vô trùng, cấu tạo đặc biệt ở bàng quang gắn vô thành bàng quang có công dụng như van chống trào ngược ngăn chặn nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Khi vi khuẩn vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hay định cư ở đây gây ra hiện tượng nhiễm trùng đường tiểu. Tất cả mọi người đều có thể mắc nhiễm trùng đường tiểu.
2. Phân loại nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hay xuất hiện đầu tiên ở phần thấp, giả dụ như niệu đạo, bàng quang. Nếu có các dấu hiệu của bệnh thì cũng không nên chủ quan vì nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh có thể nặng hơn và dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu trên (niệu quản, thận). Sau đây là 3 dạng điển hình của bệnh:
Viêm niệu đạo
Đây là dạng viêm hoặc nhiễm trùng niệu đạo, người bệnh có cảm giác bỏng rát mỗi khi đi tiểu, đôi khi xuất hiện mủ. Đối với nam giới xuất hiện cả hiện tượng chảy mủ ở lỗ sáo (lỗ niệu đạo) dương vật. Giả dụ điển hình là bệnh lậu, nam giới mắc bệnh có mủ ở lỗ sáo.
Viêm bàng quang
Là dạng nhiễm trùng đường tiết niệu hay gặp nhất, gây ra hiện tượng đau tức bụng
dưới, nước tiểu khai, đôi khi là tiểu ra máu.
Viêm thận-bể thận cấp
Có thể nguyên nhân do nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang lên hay do từ máu.
Bệnh này dễ làm suy giảm chức năng thận, có thể dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Nguyên nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu khá phong phú.
Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) là nguyên nhân gây ra 80% trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn. Chúng thường xuất hiện ở đại tràng và có thể đi vào lỗ niệu đạo từ vùng da xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục. Phụ nữ có thể dễ nhiễm bệnh hơn do lỗ niệu đạo nằm gần với nguồn vi khuẩn từ phía sau (hậu môn, âm đạo) và niệu đạo của phụ nữ cũng ngắn hơn vì vậy vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang. Những vi khuẩn khác gây bệnh bao gồm: Staphylococcus saprophyticus (5-15% trường hợp), Chlamydia trachomatis, Proteus và Mycoplasma hominis. Nam giới và phụ nữ nếu nhiễm Chlamydia trachomatis hay Mycoplasma hominis đều có thể truyền vi khuẩn này cho bạn tình trong khi giao hợp gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn này. Giao hợp cũng có thể gây ra hiện tượng này ở một số nữ giới vì lý do không rõ ràng.
Phụ nữ sử dụng màng ngăn âm đạo hay dễ nhiễm trùng hơn và bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng cũng có thể làm tăng phát triển E. coli trong âm đạo. Vi khuẩn này tiếp đó có thể đi vào niệu đạo. Yếu tố tạo ra bệnh cũng có thể do thủ thuật thông tiểu, nếu ống thông lưu càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Ở trẻ nhũ nhi, nguyên nhân gây bệnh từ vi khuẩn từ tã lót dính phân có thể đi vào đường tiểu. Ngay cả ở thiếu nữ nếu có thói quen lau hậu môn từ sau ra trước sau khi đại tiện cũng dễ mắc bệnh hơn.
Yếu tố nguy cơ
Dưới đây là một vài yếu tố nguy cơ gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu:
Tắt nghẽn đường ra của bàng quang do sỏi hay u xơ tiền liệt tuyến
Bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức năng xuất nước tiểu của bàng quang làm cho bàng quang luôn có nước tiểu ứ đọng sau tiểu tiện
Dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu, đặc biệt là trào ngược bàng quang-niệu quản
Suy giảm miễn dịch
Đái tháo đường
Hẹp bao quy đầu
Có thai hoặc mãn kinh
Sỏi thận
Giao hợp với nhiều
Hẹp niệu đạo do bẩm sinh hoặc do chấn thương
Bất động lâu ngày ví dụ như chấn thương, bại liệt
Uống ít nước
Chứng són phân
Một số nhóm máu tạo điều kiên cho vi khuẩn dễ bám vào tế bào lót mặt đường tiểu gây bệnh
5 việc giúp ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn tiến triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Uống nhiều nước.
Nhắc đến nước tiểu, phản ứng đầu tiên mọi người nghĩ đến đó là “rác” của cơ thể và quả thật những độc trong máu như urê , acid uric, creatinin, creatine, đã được thận lọc sạch và đưa vào bàng quang và bài tiết ra ngoài cơ thể theo nước tiểu. Do lượng nước hàng ngày cơ thể dung nạp và thải ra tương tự nhau, do đó, mỗi ngày uống 1.500-2.000ml nước để đảm đảo tiểu tiện bình thường là một việc rất quan trọng. Ngoài bài trừ độc tố, nước tiểu còn có một chức năng quan trọng khác là làm sạch niệu đạo. Vùng niệu đạo hay có vi khuẩn cư ngụ, một số vi khuẩn còn có thể xâm nhập bàng quang và khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiễm trùng. Nếu lượng nước tiểu nhiều, liên tục được bài tiết sẽ tránh được vi khuẩn sinh trưởng trong đường tiết niệu. Vì vậy, vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn tiến triển.Do đó, thời tiết nóng đổ mồ hôi càng cần uống nhiều nước để phòng ngừa nhiễm trùng niệu đạo.
Không hút thuốc.
Viêm nhiễm niệu đạo cũng liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc, uống rượu. Nghiên cứu tại Phần Lan cho thấy ngoại trừ yếu tố uống thuốc, khả năng bị tiểu mót, tiểu dắt của phụ nữ hút thuốc gấp 1,7-3 lần so với phụ nữ không hút thuốc. Với một số người hay bị viêm nhiễm niệu đạo, những bác sĩ bệnh viện Mayo (Mỹ) khuyến nghị không nên uống cà phê, cồn rượu và những đồ uống chưa cafein, bởi vì trong thời gian viêm nhiễm đó, các thực phẩm này sẽ kích thích bàng quang làm cho người bệnh tiểu nhắt, đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra, người nhiễm trùng niệu đạo nên ít ăn đồ cay nên ăn nhiều dưa chuột, rau xanh và cà chua.
Giữ vệ sinh
Tỉ lệ viêm nhiễm niệu đạo ở phụ nữ trung niên cao gấp 8-10 lần nam giới. 50% phụ nữ viêm nhiễm niệu đạo vì thói quen vệ sinh.Vì thế, cần lưu ý: Thường xuyên giặt quần chip: Tuyến mồ hôi ngoài âm đạo của phụ nữ rất phong phú, đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm, nếu chăm sóc không đúng cách dễ làm cho cục bộ âm đạo thời gian dài ở trong tình trạng ẩm ướt, lúc này vi khuẩn sẽ sinh trưởng rất nhanh.Do đó, trời nóng ra nhiều mồ hôi nhớ thường xuyên thay giặt quần chip. Sau khi đại tiện nên vệ sinh từ trước ra sau bằng giấy hoặc bằng vòi nước.
Vệ sinh ngay sau “yêu”: Một điều tra của từ Đài Loan cho biết, khoàng 1/4 phụ nữ bị viêm bàng quang sau tuần trăng mật.
Không ngồi lâu, tăng cường thể thao
Vi khuẩn ở đường ruột, đại tràng vốn không gây hại nhưng nếu lọt vào niệu đạo sẽ gây viêm. Nghiên cứu cho thấy 80% nhiễm trùng niệu đạo bởi vi khuẩn đại tràng gây ra.
Thói quen ngồi lâu sẽ làm cho cục bộ âm đạo ở trong tình trạng ẩm thấp thời gian dài, vi khuẩn tiến triển nhanh, dấu hiệu rất rõ rệt trong thời tiết và môi trường nóng ẩm. Vì vậy, một số người hay ngồi lâu, tốt nhất mặc quần áo rộng rãi, quần chip 100% cotton là tốt nhất, không nên mặc quần lọt khe, quá chật…. Thay vào đó cần uống nhiều nước, siêng đi tiểu, sau quãng thời gian nhịn tiểu nên cố gằng đẩy hết nước tiểu tích trữ trong bàng quang ra ngoài.
Không coi thường những bệnh khác
Một vài bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, thận mãn tính… làm cho sức đề kháng giảm thấp, nguy cơ tăng nhiễm trùng niệu đạo cao.
Tắc nghẽn niệu đạo do sỏi, hẹp niệu đạo, tuyến tiền liệt phình to… đều trực tiếp dẫn tới nhiễm trùng niệu đạo.
Một số người gần đây làm phẫu thuật đường tiết niệu, đặt ống thông, nội soi bàng quan. Một khi phát hiện tiểu nhiều, tiểu mót, tiểu đau, ớn lạnh, sốt, đau lưng nhất định cần kịp thời tới bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
Khi điều trị phải kiên trì, kịp thời, tuân thủ nguyên tắc điều trị đủ liệu trình, không nên “chữa bệnh theo cảm giác” thấy đỡ là lập tức dừng uống thuốc, nếu không nhiễm trùng niệu đạo sẽ tái phát lại.
Phát hiện và chữa trị bệnh
Khi gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh nên tới các cơ sở khám chữa bệnh và những bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhiễm trùng đường tiết niệu thông qua kết quả xét nghiệm nước tiểu. Nếu kết quả xét nghiệm phát hiện bị nhiễm trùng, tùy từng loại vi khuẩn nào gây nên mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Thông thường, vi khuẩn Escherichia coli chiếm tới 80% các ca do vi khuẩn này đi từ ruột xuống trú ở vùng âm hộ và hậu môn. Một đợt chữa trị từ một tuần tới 10 ngày bằng kháng sinh thường có thể chữa khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bệnh trầm trọng rồi, nhiễm trùng đã lan rộng, bệnh nhân nên tới bệnh viện để được chữa trị triệt để, nếu không chữa trị tận gốc nhằm ngăn đường tiến của vi khuẩn từ ngả niệu đạo đi lên vùng thận, bệnh nhân sẽ bị viêm bàng quang, suy thận, rất nguy hiểm. Bệnh nhân cũng không được tự ý mua kháng sinh uống khi có những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu mà dứt khoát phải có kết quả xét nghiệm nước tiểu và được bác sĩ kê toa, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng lờn thuốc, khi đó bệnh rất khó trị dứt.
Khi chữa trị, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khỏi trong vài ngày nhưng chữa trị cần từ 10 – 15 ngày đề phòng viêm thận bể thận. Nhiễm trùng đường tiểu do bất thường giải phẫu hoặc có biến chứng tạo ổ mủ sâu cần phải phẫu thuật. Nhiễm trùng đường tiểu tái diễn (3 hoặc nhiều lần trong 1 năm) có thể chữa trị kéo dài tới 6 tháng đôi khi đến cả 2 năm.