Khớp - Những hiểu biết về thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp: một bệnh lý thoái hóa ở khớp
Những bệnh nhân bị bệnh lý này sẽ suy giảm các chức năng của khớp theo thời gian. Thoái hóa khớp bắt đầu với sự phá hủy – hay thoái hóa – các khớp giữa các xương trong cơ thể. Những mô đàn hồi, hay còn gọi là sụn, có nhiệm vụ tạo một lớp đệm giữa 2 xương khi chúng tiếp xúc với nhau, giúp chúng khỏi ma sát vào nhau khi chúng ta cử động. Sụn cũng giống như các bộ phận giảm shock khác, sẽ mòn đi theo thời gian do việc sử dụng khớp thường xuyên như vận động , chạy, nhảy,…, và khi chuyện này xảy ra, chức n ăng bảo vệ mô đệm giữa các xương sẽ giảm xuống. Trong bệnh lý thoái hóa khớp, điều này sẽ làm cho phần xương bên dưới lớp sụn dày lên và phát triển rộng ra ngoài tạo nên các mẩu xương nhọn được gọi là gai xương.
Những cái gai xương này phát triển gần những đầu của xương của các khớp bị ảnh hưởng từ đó gây đau hoặc tê bì.
Nếu bệnh lý thoái hóa khớp nặng dần lên, phần sụn có thể vỡ ra khỏi xương, và lúc này các xương sẽ bắt đầu cọ xát vào nhau dẫn đến các dây chằng bị giãn ra và yếu dần.
Trong khi những dạng viêm khớp khác có thể ảnh hưởng tới những phần khác của cơ thể, ví dụ như da, thì bệnh lý thoái hóa khớp chỉ đơn thuần ảnh hưởng tới các khớp5 và có thể ảnh hưởng tới nhiều khớp khác nhau, ví dụ như khớp bàn tay, khớp gối và khớp háng.5
Một trong những biểu hiện trực tiếp của tình trạng thoái hóa khớp là đau khớp. Cơn đau do thoái hóa khớp có thể nhẹ hay nặng, và có thể nặng hơn khi vận động khớp, hoặc vào cuối ngày khi cơ thể trong trạng thái nghỉ. Thoái hóa khớp làm giới hạn khả năng vận động và tính linh hoạt của khớp, làm cho khớp bị ảnh hưởng không thể di chuyển dễ dàng hoặc hạn chế khả năng cử động. Trong một số trường hợp nặng, thoái hóa khớp thậm chí có thể dẫn đến tàn tật.
Các yếu tố tăng nguy cơ thoái hóa khớp
Độ tuổi là một trong những yếu tố tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Các bệnh nhân bị thoái hóa khớp thường biểu hiện triệu chứng sau 40 tuổi, kéo dài cho tới già.Ở nước Anh, có khoảng 8 trong số 10 người trên 50 tuổi bị bệnh lý này.
Gia đình có tiền sử bị thoái hóa khớp và tình trạng thừa cân cũng làm cho bạn tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp. Hơn nữa, các thương tổn ở vùng khớp hoặc gãy xương ảnh hưởng vào khớp có thể dẫn đến thoái hóa khớp về sau , cũng như việc sử dụng khớp quá mức trong thời gian dài, ví dụ như khuỷu tay của những người chơi tennis. Thêm vào đó, thoái hóa khớp thường gặp và nặng hơn ở phụ nữ, đặc biệt là ở khớp gối và bàn tay.
Một vài bệnh lý khác cũng có thể góp phần gây ra thoái hóa khớp. Bao gồm các rối loạn về đông máu ví dụ như bệnh lý hemophilia, hoặc những bệnh lý ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho khớp, hoặc những dạng khác của viêm khớp.
Phòng ngừa thoái hóa khớp
Phòng ngừa thoái hóa khớp chỉ mang tính tương đối, vì có rất nhiều các yếu tố gây ra nó. Tuy nhiên, các tổn thương ở một khớp nào đó sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa tại khớp đó về sau. Để làm giảm nguy cơ này, bạn nên cẩn thận không nên sử dụng quá mức một khớp đã bị đau hoặc bị tổn thương, tránh vận động khớp quá mức và lặp đi lặp lại.
Một yếu tố khác có thể góp phần thúc đẩy thoái hóa khớp đó là tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Việc thừa cân sẽ tạo thêm các áp lực lên khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp háng. Điều này có nghĩa nếu như ta duy trì một trọng lượng cơ thể vừa phải có thể làm giảm được tình trạng đau khớp hiện hữu và ngăn ngừa hoặc hạn chế sự tiến triển của thoái hóa khớp.
Khi tình trạng thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ và vừa được quan tâm, các vấn đề điều trị sẽ bao gồm việc sử dụng các thuốc giảm đau không qua kê đơn và liệu pháp nhiệt để giảm đau. Các phác đồ điều trị trên thế giới đều khuyến nghị việc sử dụng paracetamol như là thuốc giảm đau đầu tay trong điều trị thoái hóa khớp. Nếu bạn có các triệu chứng đau khớp kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ cũng có thể kê các thuốc khác để điều trị các triệu chứng của thoái hóa khớp. Các liệu pháp vật lý trị liệu, bao gồm một số các bài tập để tăng cường sức mạnh, năng vận động, giảm cân và duy trì tinh thần lạc quan cũng là cách giúp điều trị thoái hóa khớp.3