Như thế nào gọi là huyết áp thấp? So với mức huyết áp của người bình thường là 120/80mmHg, người bị huyết áp thấp sẽ có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100 mmHg, phổ biến nhất là thấp hơn 90/60mmHg.

dinhduonghoc.com - Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp hiệu quả

HA thấp có nguyên nhân do suy tuyến yên, tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận... nhưng cũng có dạng HA thấp mạn tính không tìm thấy nguyên nhân hoặc do dùng thuốc điều trị các bệnh khác.

Người bị HA thấp hay thấy mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế... Cách khắc phục là nên ăn đầy đủ các bữa, nhất là bữa sáng, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thường xuyên, đều đặn phù hợp với tuổi tác và sức khỏe. Trường hợp bố bạn to khỏe nhưng huyết áp thấp cũng cần khám và kiểm tra về đường huyết, cholesterol, lipid máu xem có rối loạn thì cần điều trị kịp thời.

 

Làm gì khi bị tụt huyết áp?

Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp (HA) thì tụt HA cũng cần được đặc biệt quan tâm. Tăng hay giảm HA đột ngột đều được xem là những yếu tố không có lợi cho người bệnh tim mạch, người bệnh đái tháo đường, người cao tuổi... Vì vậy, cần có thái độ xử trí đúng đắn nếu người bệnh rơi vào tình trạng tụt HA. Vậy cần làm gì khi bị tụt HA?
 
HA tụt thường gặp ở những đối tượng nào?

Một người được xem là có HA bị tụt khi HA tâm thu dưới mức 90mmHg và HA tâm trương dưới 60mmHg. Tụt HA có thể gặp ở những người tăng HA đang được điều trị bằng thuốc, đặc biệt là người cao tuổi khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi chuyển sang đứng (gọi là tụt HA tư thế).

Tụt HA có thể gây nhiều triệu chứng như: xỉu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mất ý thức một cách tạm thời...

Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như suy tim độ 3, 4 cũng thường có HA thấp do giảm cung lượng tim. Chảy máu gây thiếu máu cấp hoặc mạn cũng thường gây ra tụt HA. Giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gây tụt HA do máu bị dồn ứ lại ở tĩnh mạch và trở về tim không đầy đủ.

Tụt HA còn gặp trong những trường hợp bệnh lý cấp tính khác như: nhiễm khuẩn nặng (sốc nhiễm khuẩn), sốc do sốt xuất huyết hay tiêu chảy mất nước. Vì vậy, trong mùa hè, nếu nhiệt độ cơ thể cao kèm theo HA tụt thì phải thận trọng xem bệnh nhân đó có bị sốt xuất huyết hay không? Nhất là khi bệnh sốt xuất huyết đang xảy ra thành dịch ở nhiều địa phương trong cả nước.

Cũng có một số người HA của họ luôn thấp hơn người bình thường, khi hoạt động thể lực mạnh hay thời tiết thay đổi đột ngột làm cho HA không thích ứng kịp, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khả năng lao động giảm sút.

Cần phải kịp thời xử trí tụt HA

Tụt HA tư thế có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như nhũn não, suy tim cấp. Người bệnh tăng HA đang điều trị bằng thuốc cần lưu ý có thể xảy ra biến chứng này nên rất cần đo HA ở tư thế đứng.

Nếu HA tâm thu khi đứng thấp hơn khi ngồi từ 30 mmHg trở lên thì có nghĩa là bệnh nhân bị tụt HA khi đứng. Điều này đặc biệt lưu ý đối với những người có tuổi đang được điều trị bằng thuốc chống tăng HA nhưng hay than phiền rằng có cảm giác hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống.

Với những bệnh nhân bị sốt hay tiêu chảy, khi HA tụt xuống một cách đột ngột thì cần phải bù dịch theo đường tĩnh mạch với một lượng dịch tương đối nhanh và nhiều, sau đó người bệnh nên được vận chuyển ngay đến khoa cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất để điều trị và chăm sóc tích cực hơn, đề phòng những biến chứng nặng có thể xảy ra. Với những bệnh nhân bị tụt HA tư thế thì cần đặt bệnh nhân nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao 2 chân và truyền dịch nếu cần thiết.

Các trường hợp bệnh mạn tính dẫn đến tụt HA thì phải điều trị theo những bệnh mạn tính là nguyên nhân gây tụt.

Bệnh nhân suy tim có HA thấp cần phải được điều trị bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu và ức chế men chuyển liều thấp nhằm tăng khả năng co bóp của cơ tim, tăng cung lượng tim, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên để HA có thể tăng lên.

Một số trường hợp phải sử dụng các thuốc vận mạch bằng đường tĩnh mạch nhằm duy trì cung lượng tuần hoàn trong cơ thể, nhằm nâng HA, bảo đảm đủ điều kiện cho thận hoạt động, tránh suy thận kéo dài.

Giãn tĩnh mạch chi dưới, một nguyên nhân dẫn đến tụt HA cũng cần điều trị triệt để.
 

Điều trị bệnh huyết áp thấp như thế nào?

Khác với cao huyết áp, huyết áp thấp không ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn, nhưng nó làm giảm chất lượng sống của bạn.
 
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số loại thuốc giúp tăng thể tích máu bằng cách giữ muối, tăng sự co thắt của mạch máu, làm ức chế giãn mạch. Trường hợp phức tạp thì cần dùng nhiều loại thuốc.

Ngoài ra, dùng sâm cũng có hiệu quả ở người có huyết áp thấp.

Người ta chưa có con số thống kê đầy đủ về huyết áp thấp, nhưng người ta thấy rằng huyết áp thấp chiếm khoảng 5% số người trưởng thành. Huyết áp thấp thường gặp ở phụ nữ, gấp nam giới 30 lần. Máu kinh mất cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra huyết áp thấp. Bạn nên biết rằng huyết áp thấp ở trẻ em là chuyện bình thường.

Bệnh huyết áp thấp ngày càng trở nên phổ biến nhất là trong giai đoạn hiện nay và đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng sức khỏe, công việc cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đó là chưa nói đến các rủi ro khác nếu bệnh tình không được chữa trị kịp thời, đúng cách và hiệu quả. Do đó việc tìm ra cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp có vai trò rất quan trọng với chúng ta.

 

Sau đây là những cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

dinhduonghoc.com - Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn, nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật hiệu quả, đặc biệt là đối với căn bệnh huyết áp thấp này. Để phòng ngừa hiệu quả bệnh huyết áp thấp, bạn nên ăn nhiều bữa trong ngày (từ 4-5 bữa cùng nhiều loại thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa nhằm tăng huyết áp). Uống thêm cà phê, nước chè xanh đặc cùng bánh quy, hoặc 1-2 miếng bánh mỳ cùng với bơ hay pho mát đều rất có ích trong việc tăng huyết áp và sức khỏe lên. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú trọng và nâng cao thêm chất lượng bữa ăn sáng để có năng lượng cao trong một ngày năng động, ngoài bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng, bạn cần uống thêm 1 ly nước ép hoa quả hay nước ép củ cải đường nữa nhé, vì củ cải đường được coi là một vị cứu tinh cho việc phòng ngừa căn bệnh này khá tốt nhé.

2. Ăn mặn giúp phòng ngừa huyết áp thấp

Đó là nguyên nhân vì sao mà những người ăn mặn thường rất ít bị mắc phải căn bệnh huyết áp thấp đấy, thế nhưng bạn chỉ nên ăn mặn hơn một chút so với bình thường thôi nhé, do nếu bạn ăn mặn quá thì dẫn tới nhiều chứng bệnh khác như: suy thận, rối loạn tiêu hóa và đặc biệt có thể gây cao huyết áp,…

3. Hạn chế những thực phẩm có tác dụng tức thì trong việc hạ huyết áp

dinhduonghoc.com - Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp hiệu quả

Bao gồm các thực phẩm: rượu, bia, đồ uống có cồn, mướp đắng, lòng trắng trứng gà, nước cam, khoai lang tím, tảo biển, ớt, quả kiwi… là các thực phẩm khiến huyết áp của bạn bị hạ thấp một cách nhanh chóng, đặc biệt là rượu, bia, đồ uống có cồn còn làm cho cơ thể mất nước nghiêm trọng nữa đấy.

4. Tăng cường các thực phẩm giúp tăng huyết áp

Các thực phẩm giúp huyết áp ổn định, tăng huyết áp mà bạn cần ăn thường xuyên là thực phẩm có nhiều chất béo, đồ ăn ngọt, cà phê, trà đặc, thịt gà ác, táo đỏ, chim cút, cá diếc, sữa, mật ong, nước chanh pha muối đường, củ cải đường,… và việc bổ sung hợp lý các thực phẩm này hàng ngày là biện pháp phòng ngừa bệnh huyết áp thấp vô cùng hiệu quả.

5. Uống nhiều nước để phòng ngừa huyết áp thấp

Nước có công dụng tạo dung môi cho cơ thể để B12, B9 và sắt tạo máu, nên ngăn ngừa sự mất nước là phương pháp hiệu quả để hạn chế bệnh huyết áp thấp, làm cho các hệ cơ quan hoạt động dễ dàng và nhịp nhàng. Người bệnh cần uống nhiều nước, từ 2-2,5 lít sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, và đặc biệt là bệnh huyết áp thấp đấy nhé.

6. Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày

dinhduonghoc.com - Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp hiệu quả

Ngủ từ 7-8 tiếng/ngày là hợp lý, nếu có thể thì bạn hãy ngủ nhiều hơn nữa (từ 9-11 tiếng) với giấc ngủ sâu, ngon giấc nhằm nâng cao sức khỏe, dồi dào năng lượng, và phòng ngừa bệnh huyết áp thấp hiệu quả. Trong khi ngủ, vị trí đầu giường ngủ cần kê cao hơn một chút nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của trọng lực, đồng thời loại trừ tình trạng đau vai, mỏi cổ sau khi thức dậy.

7. Thức dậy đúng cách

Không nên vừa mới nghe tiếng chuông báo thức mà bạn vội vàng bật dậy ngay, vì như thế sẽ rất nguy hiểm. Cần thức dậy đúng cách để phòng ngừa bệnh huyết áp thấp nhé, trước khi rời khỏi giường thì bạn cần hít thở sâu vài cái, vươn tay, vặn người nhẹ nhàng rồi đứng dậy thật chậm, khi thấy cảm giác cơ thể đã thăng bằng rồi mới đứng thẳng, tiếp tục làm động tác hít thở sâu kết hợp đưa chân bắt lên chô nào cao (bắt lên ghế), nghiêng người về phía trước để làm kích thích máu chảy từ chân ngược về tim, rồi thì bạn đã có thể bắt đầu với một ngày mới vui vẻ rồi.

8. Tập luyện thể dục thể thao điều độ

Việc luyện tập thể dục thể thao từ xa xưa đã xem là thần dược trong việc nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, sự dẻo dai của cơ thể, và là biện pháp chữa các bệnh tật tốt nhất. Để phòng ngừa bệnh huyết áp thấp, cần các bài tập như thể dục tay không, erobic, yoga, đi bộ, chạy bộ đều là sự lựa chọn phù hợp. Nhằm phát huy tối đa công dụng, bạn cần tập luyện thường xuyên mỗi ngày 20-30 phút, mỗi tuần 5 buổi nhé, trong quá trình tập nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể nhé.

9. Tắm nước ấm có pha thêm muối Magiê

dinhduonghoc.com - Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp hiệu quả

Magiệ được sử dụng như một phương pháp ngăn ngừa huyết áp thấp rất tốt, Bên cạnh đó loại nước tắm này còn giúp cơ thể thư giãn, thoải mái.

Trong tất cả các loại bệnh, trong tất cả những tình huống khác nhau thì việc chủ động phòng bệnh vẫn tốt hơn rất nhiều so với chữa bệnh, Vì vậy áp dụng biện pháp phòng ngừa bệnh huyết áp thấp một cách hiệu quả