Bệnh tim mạch - Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?
Đối tượng mắc bệnh là ai?
Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đã phát triển. Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (trước 55 tuổi), người hút thuốc lá, người
mắc bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ (cholesterol) máu, đái tháo đường (các yếu tố này cũng có tính gia đình). Béo phì, ít hoạt động thể lực và stress cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển
của xơ vữa động mạch.
Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng theo tuổi và cao hơn ở nam giới, cho dù nguy cơ ở nữ gia tăng đáng kể ở độ tuổi 5 đến 10 năm sau mãn kinh. Thay đổi lối sống, điều trị thuốc hoặc kết hợp cả
hai biện pháp có thể giúp điều chỉnh được các yếu tố nguy cơ ngoại trừ yếu tố di truyền, tuổi và giới.
Triệu chứng như thế nào?
Bệnh mạch vành có thể diễn biến tiềm tàng trong nhiều năm. Triệu chứng thường gặp nhất là đau thắt ngực. Trong đa số trường hợp, các triệu chứng không được để ý cho đến khi động mạch
vành bị hẹp nhiều, đến một mức độ đáng kể. Nhiều khi bệnh mạch vành chỉ được biết đến khi đã xuât hiện biến chứng, nhồi máu cơ tim.
Chẩn đoán như thế nào?
Bệnh mạch vành không triệu chứng có thể được chẩn đoán bằng đáp ứng dương tính với nghiệm pháp gắng sức (bằng gắng sức thể lực khi chạy trên thảm chạy, đạp xe đạp có lực kế hay dùng
thuốc, qua theo dõi các biến đổi trên điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc kết hợp với xạ hình tưới máu cơ tim) hoặc chụp động mạch vành thấy hẹp.
Một khi đã có biểu hiện đau thắt ngực khi gắng sức, bệnh mạch vành cần được theo dõi và điều trị hết sức chặt chẽ. Cần làm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng nhẹ
của bệnh cũng như của các yếu tố ngu cơ và các yếu tố làm nặng bệnh.
Biến chứng nguy hiểm là gì ?
Biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành là nhồi máu cơ tim và đột tử. Các biến cố này thường do sự hình thành cục máu đông làm lấp tắc động mạch vành đã bị hẹp từ
trước do mảng xơ vữa ở thành của động mạch vành. Các biến chứng khác bao gồm rối loạn nhịp tim và suy tim.
Phòng Tránh Bệnh Tim Mạch Vành
Trước hết ta nên hiểu sơ lược về cái thứ quí giá nhất của mỗi con người chúng ta – quả tim – rồi sau đó hãy nghĩ đến việc phòng ngừa hay điều trị bệnh tim mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng. Ai cũng biết tim có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng cho các cơ quan và cho chúng “năng lượng” (dinh dưỡng, các vi chất cần thiết,…) để hoạt động. Muốn làm tròn chức năng này tim cũng cần được cung cấp năng lượng hoạt động. Nhưng không phải ai cũng biết tim được nuôi dưỡng bằng cách nào và cơ quan nào đảm nhiệm việc đó? Tim được cung cấp năng lượng bởi hệ thống mạch máu bao quanh tim được gọi là mạch vành. Mạch vành xuất phát từ Động mạch chủ và tiếp tục bao trọn lấy phần cơ tim để cấp máu nuôi tim. Nếu mạch vành xảy ra bất kì “biến cố” gì thì tim sẽ là “nạn nhân” trực tiếp và ngay lập tức kéo theo rất nhiều hậu quả xấu cho tính mạng của bệnh nhân.
Tiếp theo, ta cần hiểu cơ chế của bệnh mạch vành là như thế nào để có cách tự phòng ngừa cho bản thân một cách hiệu quả. Bệnh mạch vành là tình trạng tổn thương từ lớp nội mạc ở bên trong
của mạch vành, thường là do những mảng xơ vữa (. . .) gây hẹp lòng mạch máu. Nói cho dễ hiểu thì bệnh này cũng tương tự như tình trạng kẹt xe do một đám đông hiếu kỳ nào đó (tương tự như
mảng xơ vữa) dừng lại trên đường (mạch máu) làm cho giao thông (vận chuyển máu) trở nên ách tắc và gây nhiều hệ lụy xấu. Theo thời gian, mảng xơ vữa hình thành càng dày làm cho lòng
mạch vành bị hẹp nhiều hơn khiến tim không nhận đủ máu nuôi dưỡng từ mạch vành nên gây ra triệu chứng đau thắt ngực. Nếu một hoặc nhiều nhánh của mạch vành bị tắc hoàn toàn (do mảng
xơ vữa bị nứt, vỡ, loét,… hoặc cục máu đông) sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, có thể đưa tới suy tim cấp, sốc tim, rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.
Những nguyên nhân sau đây là “con đường tất yếu” dẫn đến bệnh mạch vành: hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, ít hoạt động thể lực,
stress. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành gia tăng tỉ lệ thuận với tuổi tác. Giới tính cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh, nhiều nghiên cứu khẳng định rằng tỉ lệ bệnh mạch vành ở nữ giới cao hơn
nam giới, cho dù nguy cơ ở nữ chỉ gia tăng đáng kể ở độ tuổi 5 đến 10 năm sau mãn kinh hoặc tiền sử gia đình có bệnh tim mạch. Chúng ta có thể thay đổi lối sống, điều trị bằng thuốc hoặc kết
hợp cả hai biện pháp trên để giúp điều chỉnh các yếu tố nguy cơ về lối sống và bệnh do lối sống (đã đề cập ở trên). Nhưng yếu tố di truyền, tuổi tác và giới tính là những điều không thể thay đổi
được.
Sẽ là rất may mắn nếu bạn hội đủ tất cả các yếu tố sau đây: không hút thuốc lá, không béo phì, huyết áp tâm thu < 120mmHg, huyết áp tâm trương < 80mmHg, không có bệnh tiểu đường,
Cholesterol toàn phần < 200mg/dL, HDL cholesterol > 40mg/dL, gia đình không có ai mắc bệnh mạch vành sớm (trước 50 tuổi). Vì nếu đạt đủ các yếu tố trên, nguy cơ bệnh mạch vành của bạn là
rất thấp. Nguy cơ cao nếu bạn có một trong các yếu tố sau: đã được xác định có bệnh lý mạch máu, có bệnh tiểu đường týp 2, trên 65 tuổi và có ít nhất hai yếu tố nguy cơ nêu trên. Nếu không xếp
được vào cả hai nhóm trên thì bạn nằm ở nhóm nguy cơ trung bình.
Biện pháp phòng ngừa bệnh mạch vành tốt nhất là điều chỉnh lối sống hằng ngày. Lối sống lành mạnh giúp ngăn chặn và làm chậm diễn tiến của bệnh. Lối sống lành mạnh tuy đơn giản nhưng
tỏ ra hữu hiệu trong việc dự phòng và giảm thiểu các biến chứng của bệnh mạch vành.
Trước tiên là bỏ hoàn toàn thuốc lá, bởi vì thuốc lá làm tổn thương lớp nội mạc, có nguy cơ độc lập và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành.
Thứ hai, chúng ta phải có chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin. Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ (nội tạng động vật, tim, gan, thịt mỡ, lòng đỏ trứng, da gà vịt, trứng cá…).
Nên ăn các loại rau tươi, hoa quả, các loại đậu và chế phẩm từ đậu nành, cá. Hạn chế tối đa cà phê, rượu bia và các chất kích thích. Giảm ăn mặn.
Thứ ba, tuyệt đối không nên để thừa cân, thường xuyên vận động và tập thể dục ở mức vừa sức. Chọn phương thức thể dục phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
Thứ tư, chúng ta phải sống vui, sống khỏe, nghỉ ngơi điều độ, tránh âu lo căng thẳng và thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội. Tinh thần là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phòng
ngừa và điều trị bất cứ bệnh nan y nào.
Thứ năm, chúng ta cần thường xuyên theo dõi và kiểm soát huyết áp bản thân. Một nguyên tắc vàng cho người cao tuổi là phải nắm rõ chỉ số huyết áp như chính chiều cao hay cân nặng của
mình. Nếu mắc bệnh tiểu đường thì cần điều trị và kiểm soát tốt mức đường huyết để giảm thiếu tối đa yếu tố nguy cơ.
Thứ sáu, đối với người đã bị bệnh mạch vành thì cần phải khám kiểm tra định kỳ để theo dõi và có phương thức điều trị dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Trong sinh
hoạt, nếu gặp tình trạng khó thở, đau ngực nhiều, người bệnh cần nằm yên và nghỉ ngơi tại chỗ kết hợp với việc sử dụng thuốc nhóm Nitrates. Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nặng
hơn, cần đến bệnh viện ngay.
Sau cùng, nếu bạn ở trong nhóm nguy cơ cao thì bạn rất cần một bác sĩ tim mạch kiểm tra sức khỏe, được tư vấn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bằng một chế độ sinh hoạt và một lối sống phù
hợp bên cạnh việc điều trị bằng thuốc. Bạn ở trong nhóm nguy cơ trung bình, nên đến bác sĩ để nhận được tư vấn thay đổi lối sống, nếu cần thiết thì cũng nên dùng thuốc. Nếu bạn ở trong nhóm
có nguy cơ thấp thì chúc mừng bạn, bạn chỉ cần duy trì lối sống lành mạnh là đủ để làm giảm đến mức thấp nhất nguy cơ bệnh mạch vành của chính mình.
Mặc dù, y học ngày nay có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành nhưng việc điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Điều trị bệnh mạch vành là cả một chiến lược bao
gồm điều trị nội khoa bằng thuốc, can thiệp mạch vành hay mổ bắc cầu động mạch vành kết hợp với thay đổi lối sống, trong đó thay đổi lối sống có vai trò quan trọng nhất. Vì thế việc phát hiện và
phòng ngừa yếu tố nguy cơ góp phần làm giảm chi phí điều trị và giảm tỷ lệ tử vong.
Bác sĩ tốt nhất là chính mình – Hiểu biết và thay đổi để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ba phương pháp điều trị bệnh động mạch vành
1. Điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐM vành để bệnh không tiến triển nặng thêm: điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn lipide máu, điều trị đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng đạt cân nặng lý tưởng, thay đổi lối sống…
2. Điều trị phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp: dùng các loại thuốc kháng kết dính tiểu cầu để phòng ngừa đông máu gây tắc mạch vành: Aspirine,Clopidogrel…
3. Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốc dãn mạch.
Điều trị can thiệp ĐM vành (nong rộng lòng ĐM, đặt khung giá đỡ trong lòng ĐM vành)
1. Dùng cho các trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa.
2. Dùng cho các trường hợp bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp.
Điều trị phẫu thuật bắc cầu ĐM vành
2. Đây là một cuộc mổ lớn, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân bệnh nhân để làm cầu nối qua chỗ ĐM vành bị hẹp.