Polyp đường tiêu hóa là một chứng bệnh rất thường gặp và rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như trĩ, sa hậu môn trực tràng, lồng ruột... Bệnh polyp đường tiêu hóa là một bệnh khá phổ biến, khoảng 1% số trẻ ở tuổi học đường bị bệnh này, đồng thời polyp cũng là nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa thấp thường gặp ở trẻ em. Loại polyp trẻ, đơn độc thuộc dạng viêm và lành tính chiếm 80%, polyp bạch huyết chiếm khoảng 15%, còn lại là các polyp dạng u tuyến.

dinhduonghoc.com - Bệnh polyp hậu môn là gì?

Loại polyp viêm thường biểu hiện qua việc đi cầu ra máu kéo dài. Thăm khám trực tràng sẽ sờ được polyp trong khoảng 70% trường hợp; những trường hợp nằm cao hơn sẽ nhờ vào ống soi mềm. Trong điều trị, polyp thường được cắt bỏ dễ dàng qua đường hậu môn hoặc qua ống soi mềm.

Đối với các bệnh đa polyp ở trẻ em, đáng chú ý nhất vẫn là bệnh đa polyp có tính gia đình. Đây là bệnh di truyền theo nhiễm sắc thể thường, với khoảng 10% đột biến mới. Bệnh có tiềm năng ác tính rất cao. Chẩn đoán dựa vào tiền sử gia đình, soi trực tràng và xét nghiệm nhiễm sắc thể. Cần soi dạ dày và tá tràng để phát hiện polyp kết hợp.

85% người mắc bệnh đa polyp sẽ bị ung thư ở lứa tuổi 30 nếu không điều trị kịp thời. Ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng mạn tính trên 10 năm, nguy cơ ung thư là 10%, sau 25 năm là 25%.

Trường hợp khối u nằm sát hậu môn, bệnh nhân sẽ bị cắt bỏ hậu môn. Tuy nhiên, trước khi làm điều này, bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng và cố gắng tối đa để nối ruột; trường hợp không thể nối ruột sẽ phải làm hậu môn nhân tạo.

Theo các chuyên gia thì thuật ngữ “polyp đại tràng” (colon polyp) được dùng để chỉ 1 vùng mô bất thường nhô vào trong lòng đại tràng và xuất phát từ niêm mạc của đại tràng.

Polyp đại tràng có thể lành tính hoặc ác tính (ung thư). Nhóm polyp lành tính có thể được phân làm hai nhóm nhỏ:

1. Nhóm lành tính và hiếm /gần như không có khả năng hóa ung thư (polyp viêm, polyp tăng sản …)

2. Nhóm lành tính nhưng có khả năng hóa ung thư sau một thời gian (polyp tuyến ống, polyp nhung mao hoặc polyp tuyến ống nhung mao).

*  Khả năng ung thư của các polyp nhóm này có liên quan đến kích thước của polyp:

+ polyp < 1cm: nguy cơ ung thư: 0 – 2 %

+ polyp từ 1-2cm: nguy cơ ung thư: 10 – 20 %

+ polyp>2 cm: nguy cơ ung thư: 30 – 50 %

* Biện pháp sử lý :

- Thái độ xử trí thông thường nhất là cắt ngay polyp nếu có thể được (vị trí cắt polyp thuận tiện, số lượng polyp ít) hoặc hẹn nội soi kiểm tra trở lại sau 1 năm.Nếu  cần biết rõ hơn kết quả giải phẫu bệnh (quan sát mô polyp được sinh thiết dưới kính hiển vi) là dạng gì và số lượng cụ thể polyp là bao nhiêu để có thể có thái độ xử trí thích hợp nhất:

+  Nếu thuộc nhóm 1:

 -  Gần như có thể hoàn toàn yên tâm và không cần cắt polyp hay theo dõi bằng nội soi đại tràng sau đó nữa do tiến triển của nhóm này thường không chuyển thành ung thư.

+ Nếu thuộc nhóm 2:

 - Có những trường hợp bệnh nhân có cả hàng trăm đến hàng ngàn polyp dọc khung đại tràng thì trong trường hợp này không thể cắt hết polyp qua nội soi được và chỉ định cắt đoạn đại tràng sẽ được xem xét.

- Nếu số lượng polyp không quá nhiều thì cắt polyp qua nội soi vẫn có thể được thực hiện làm nhiều lần (mỗi lần có thể cắt 5-10 polyp).

- Do khả năng ung thư hóa các polyp có kích thước nhỏ này trong thời gian 1 năm là rất thấp cho nên việc theo dõi và kiểm tra lại sau một thời gian hay cắt qua nội soi ngay đều là những giải pháp có thể được lựa chọn.

 

Cảnh giác với polyp ở hậu môn

Polyp hậu môn hình thành do sự phì đại của biểu mô tuyến quanh một trục liên kết mạch, thường ở trực tràng và đại tràng xích ma. Chúng trông như những u nhỏ hình hạt đậu, quả dâu, quả anh đào..., có cuống dài, mảnh hoặc ngắn, rộng bám vào thành đại tràng. Có thể có 1 polyp đơn độc hoặc nhiều polyp riêng biệt. Trên lâm sàng, polyp đại tràng thường tiến triển thầm lặng, có thể gây chảy máu, cảm giác mót đi ngoài. Đôi khi polyp lòi ra ngoài hậu môn nếu ở vị trí thấp.

Cần cảnh giác với polyp ở hậu môn, trực tràng

Nguy cơ thoái hóa ác tính của polyp tùy thuộc vào kích thước. Nếu các polyp có đường kính không quá 5 mm thì ít có nguy cơ phát triển thành ác tính. Polyp đường kính trên 20 mm có khả năng ung thư hóa tới 50%. Thời gian chuyển hóa ác tính của u tuyến với ổ loạn sản là 10 năm.

Cách phát hiện và triệt bỏ polyp đại tràng:

- Chủ yếu dựa vào phương pháp nội soi tại các trung tâm chuyên về bệnh tiêu hóa. Các ống soi trực tràng - đại tràng xích ma cứng và mềm giúp thấy được những polyp ở thấp. Đối với polyp ở cao, có thể dùng kỹ thuật chụp khung đại tràng đối quang.

- Đối tượng cần thăm khám kỹ là người có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng, bệnh nhân đi ngoài ra máu hoặc xét nghiệm trong phân có máu... Để phát hiện có chảy máu vi thể trong phân, cần làm thử nghiệm Hémocult, bằng một loại giấy có thấm chất guaiac. Mẫu xét nghiệm sẽ chuyển sang màu xanh lam nếu có chảy máu vi thể. Thử nghiệm này có độ tin cậy cao lại đơn giản, có thể dùng kiểm tra nhiều lần và định kỳ cho nhiều người.

- Về xử trí, cần cắt bỏ polyp đại tràng và làm xét nghiệm tổ chức học. Qua đường nội soi có thể lấy hết polyp ở các đoạn đại tràng.

- Nếu polyp đã thoái hóa ác tính vào quá lớp cơ niêm phải coi như ung thư đại tràng, cần xử trí phẫu thuật như đối với ung thư. Tỷ lệ khỏi bệnh có thể đạt tới 90% nếu được phát hiện và mổ sớm.

- Cần ăn nhiều rau xanh hoa quả tươi giàu chất sợi, ít chất mỡ có tác dụng bảo vệ, ngăn ngừa ung thư đại tràng.

 

Đốt polype hậu môn qua nội soi

Vừa qua tôi đi khám bệnh phát hiện bị polype hậu môn, cần phải cắt bỏ. Xin hỏi rõ thêm về bệnh này và chi phí phẫu thuật là bao nhiêu?Lê Trọng Thông (TPHCM)

- Bác sĩ Dương Phước Hưng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, trả lời: Tùy theo kích thước của khối polype hậu môn, nếu kích thước còn nhỏ có thể cắt đốt qua nội soi hậu môn trực tràng, nếu kích thước to thì cần phải làm phẫu thuật hay thủ thuật qua nội soi để lấy trọn khối polype này và gửi thử giải phẫu bệnh.

Nếu giải phẫu bệnh là lành tính thì không cần điều trị thêm, nếu là ác tính thì cần phải điều trị cắt bỏ đoạn ruột có khối polype đó để tránh tái phát và lan rộng bệnh. Vì vậy, chi phí cho việc điều trị cũng thay đổi tùy theo polype lành tính hay ác tính.