Túi mật - Bệnh viêm mủ đường mật
Nguyên nhân gây viêm mủ đường mật
Những nhà khoa học đã cho rằng, nhiễm ký sinh trùng đường mật (hay gặp nhất là giun đũa và sán lá gan), kết hợp với sự hình thành của sỏi mật, là nguyên nhân chính gây nên viêm mủ đường mật. Sỏi làm tổn thương đường mật, đồng thời nó cũng làm ứ trệ dịch mật, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm viêm đường mật sinh mủ.
Sỏi mật là nguyên nhân chính gây viêm mủ đường mật
Biểu hiện của viêm mủ đường mật
Khoảng 1/3 số trường hợp bị viêm mủ đường mật có triệu chứng điển hình là “tam chứng Charcot” (đau hạ sườn phải, sốt, và vàng da). Những biểu hiện của đường mật thường tái phát lại 1 – 2 lần trong một năm. Khi bệnh tiến triển thì có thể phát triển thành ung thư đường mật, với những biểu hiện giảm cân nhanh, vàng da, dễ mệt mỏi.
Tiên lượng và biến chứng khi bị viêm mủ đường mật
Tiên lượng và biến chứng của bệnh viêm đường mật sinh mủ phụ thuộc vào chức năng gan, những căn bệnh đi kèm lành tính hay ác tính. Hiện nay, chưa có nhiều tài liệu cụ thể về tiên lượng khi bị viêm mủ đường mật, nhưng ở những bệnh nhân tái diễn nhiều lần, có tầm khoảng 15 – 20% những trường hợp tử vong sau 5 – 6 năm.
Bệnh nhân có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng toàn thân, suy cơ quan, xơ gan mật thứ phát do nhiễm khuẩn mạn tính, rối loạn chức năng đông máu, viêm tụy, viêm phúc mạc…. Viêm mủ đường mật cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc biến chứng ung thư đường mật.
Chẩn đoán viêm mủ đường mật
Xét nghiệm để chẩn đoán viêm mủ đường mật bao gồm:
- Kiểm tra công thức máu
- Xét nghiệm chức năng của gan
- Đánh giá thời gian đông máu
- Làm kháng sinh đồ để có thể xác định được vi khuẩn gây bệnh
- Tìm trứng và ký sinh trùng đường mật
- Chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm, nội soi mật tụy ngược dòng, CT – scan, chụp cộng hưởng từ
Viêm mủ đường mật chữa trị như thế nào?
Việc chữa trị viêm mủ đường mật khá khó khăn, cần có sự phối hợp của nhiều bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, cũng như những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong những lĩnh vực can thiệp nội soi, chụp X – quang và bác sĩ phẫu thuật gan mật.
Bệnh nhân khi nhập viện sẽ được dùng kháng sinh toàn thân, thuốc hạ sốt, giảm đau. Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng thì cần được phục hồi sức khỏe bằng cách bổ sung nguồn dinh dưỡng phù hợp.
Điều quan trọng nhất khi tiến hành chữa trị là có thể khơi thông dòng chảy của dịch mật. Những bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật ERCP (nội soi mật tụy ngược dòng) để lấy sỏi, hay đặt stent đường mật để hạn chế sự ứ đọng dịch mật, để từ đó có thể ngăn ngừa được bệnh tái phát trong những lần sau.
Trong một số trường hợp, việc chữa trị nội khoa có thể thất bại và bệnh nhân cần phải phẫu thuật khẩn cấp. Các bệnh nhân này hầu như đều có các bệnh kèm theo như: viêm túi mật cấp tính cần được phẫu thuật cắt túi mật, có sỏi trong ống mật nhưng đường dẫn mật phức tạp nên không thể tiến hành nội soi lấy sỏi.
Phòng ngừa viêm mủ đường mật
Sỏi mật là thủ phạm chính gây viêm mủ đường mật, vì vậy để phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả thì cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Những chuyên gia gan mật nhận định rằng, muốn chữa trị sỏi hiệu quả thì cần phải có sự tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, bao gồm sự hội tụ của 3 yếu tố: tăng chất lượng dịch mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn và kháng viêm.
Tuy nhiên, việc chữa trị sỏi mật bằng Tây y hiện nay đang có khá nhiều bất cập, do sỏi thường rất dễ tái phát. Nhưng với kinh nghiệm từ lâu đời trong các bài thuốc Đông y, nhiều nghiên cứu đã làm sáng tỏ, sự kết hợp của 8 thảo dược quý bao gồm: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo, Sài hồ, Hoàng bá là bài thuốc rất hữu hiệu hiện nay có thể tác động được vào cả 3 yếu tố kể trên, đồng thời về lâu dài còn giúp điều chỉnh được yếu tố cơ địa – là nguyên nhân làm cho sỏi tái phát.
Bên cạnh đó, bạn cần có chế độ ăn chín, uống sôi để phòng ngừa giun sán, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và đi khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh, và xử trí kịp thời các vấn đề ở gan, mật.
Không được bỏ bữa. Hãy cố gắng vào bữa ăn bình thường hàng ngày. Bỏ bữa ăn hay ăn chay có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.
Tập thể dục hầu hết những ngày trong tuần. Hoạt động ít có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật, vì vậy, kết hợp hoạt động thể chất vào ngày. Nếu chưa hoạt động tích cực gần đây, bắt đầu từ từ và làm việc theo cách riêng lên tới 30 phút hoặc nhiều hơn, những hoạt động trên hầu hết những ngày trong tuần.
Giảm cân từ từ. Nếu cần phải giảm cân. Nhanh chóng giảm cân có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Mục đích để mất 0,5 tới khoảng 1 kg một tuần. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Bệnh béo phì và thừa cân là tăng nguy cơ sỏi mật. Làm việc để đạt được một trọng lượng khỏe mạnh bằng cách giảm số lượng calo ăn và tăng lượng hoạt động thể chất. Một khi đạt được một trọng lượng khỏe mạnh, làm việc để duy trì trọng lượng bằng cách tiếp tục chế độ ăn uống khỏe mạnh và tiếp tục tập thể dục.