Da mặt - Chứng liệt nửa mặt là gì?
Người bệnh có thể tự phát hiện triệu chứng liệt nửa mặt qua hoạt động vệ sinh buổi sáng (khó chải răng, khó súc miệng), qua việc khó ăn sáng và soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt (nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên). Bệnh nhân không nhắm kín được mắt ở bên liệt, không huýt sáo, thổi hay chúm môi được. Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở hai phần ba trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém). Những biểu hiện này thường do tổn thương nứt xương đá gặp sau sang chấn sọ (ngã đập đầu xuống đất gây rạn nứt xương đá) gây nên.
Người liệt nửa mặt có thể bị ù tai, nghe kém, tê nửa mặt và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt).
Nguyên nhân gây nên liệt nửa mặt
Những người dễ mắc bệnh là: phụ nữ có thai, bị bệnh tiểu đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch như đang điều trị tia xạ, dùng thuốc corticosteroid…Các biện pháp phòng bệnh là: tránh bị nhiễm lạnh vào mùa đông, mùa xuân nhất là khi ngủ ban đêm. Phòng nhiễm siêu vi bằng cách nâng cao sức đề kháng của cơ thể: tập thể dục thường xuyên; ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh bị lây nhiễm các bệnh do siêu vi khuẩn gây ra.
Nguyên nhân:
Do u não
U ở cầu não, u góc cầu tiểu não.
U nền sọ: chú ý tới u màng não ở nền sọ.
Biến chứng thần kinh của u vòm họng.
Do sang chấn: sang chấn, ngã, đụng dập gãy rạn nứt xương đá.
Do viêm nhiễm:
Viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao.
Viêm nhiễm rễ dây thần kinh: liệt dây VII hai bên - thể thân não của bệnh bại liệt, liệt hai bên nửa mặt và thường gặp ở trẻ em.
Biến chứng của viêm tai cấp tính, mạn tính, viêm tuyến mang tai, viêm xương đá. Liệt dây VII ngoại biên “do lạnh”. Thường gặp với bệnh cảnh đột ngột, sau khi tiếp xúc với trời lạnh, ngáp và bị liệt có thể đó là do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra do lạnh…
Có một thể uốn ván dễ nhầm là liệt dây VII với co cứng hàm, khó nhai, co thắt cơ vòng mi.
Zona hạch gối: Zona là bệnh cấp tính do virus hướng thần kinh phạm vào hạch gối gây liệt mặt đột ngột. Đặc điểm là phát ban: ban đỏ, mụn nước ở quanh vành tai, vùng viền ống tai ngoài; có thể phạm cả vùng dây VII nên có thể có ban đỏ, mụn nước mọc ở 2/3 trước lưỡi. Cần chú ý đừng để vỡ mụn nước, vì sẽ làm dải ban đỏ, mụn nước lan rộng gây chèn ép nhiều nơi.
Phòng chứng liệt nửa mặt
Biểu hiện của bệnh: Bệnh thường xảy ra đột ngột khi đi tàu xe hoặc tối ngủ nằm cạnh cửa sổ, bị gió tạt vào mặt. Người bệnh cười nói khó, đánh răng, súc miệng nước trào ra một bên mép. Rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: bên liệt trong như mặt nạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung méo về bên lành. Sự mất cân xứng càng rõ khi bệnh nhân làm một số động tác chủ động như khi nhe răng mồm méo lệch sang bên lành. Đặc biệt, mắt bên liệt nhắm không kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng. Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác ít gặp hơn như cảm giác tê một bên mắt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết mặt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay bữa ăn.
Phần lớn trường hợp mắc bệnh thường điều trị khỏi sau khoảng 1 - 3 tháng. Nhưng một số ca tiến triển xấu do chẩn đoán và điều trị sai, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt nhắm không khép kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm khuẩn), co giật cơ mặt (do hồi phục thần kinh không hoàn toàn) hoặc co cứng nửa mặt (do dây thần kinh thoái hóa).
Miết hai bên cánh mũi.
Như trên đã nói bệnh thường xảy ra do lạnh đột ngột, cần tránh bị lạnh khi đi tàu xe và nên đóng cửa sổ khi ngủ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài đi tiểu; Khi bị liệt mặt, cần đi khám để chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não...
Để bảo vệ mắt bên liệt khỏi gió bụi và tránh biến chứng viêm loét giác mạc, cần đeo kính râm lót gạc sạch bên trong và rửa mắt hàng ngày bằng dung dịch nước muối NaCl 0,9% hoặc cloramphenicol 0,4%.
Cách điều trị chứng liệt nửa mặt
Điều trị nội khoa
Giữ mặt cho ấm (quấn khăn len nếu trời lạnh).
Vitamin B1 liều cao: 0,025g-10 ống/ ngày, cho dài ngày.
Kháng sinh ampicilin 1-2 g/ngày. Kháng viêm prednisolone, hydrocortancyl.
Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch chloramphenicol trong trường hợp nặng. Không được dùng strychnine vì dễ chuyển sang co cứng.
Vật lý trị liệu
Cho người bệnh chạy điện nóng và làm sóng ngắn ngay ngày đầu. Có thể cho chạy điện dẫn Iod hoặc Ca. Có thể dùng dòng điện galvanie.
Thường xuyên tập các động tác ở mặt, ở trán, ở môi miệng.
Châm cứu bên liệt các huyệt giáp xa, địa thương, thảo đường, có thể châm thêm các huyệt ấn đường, nghinh hương, hợp cốc. Cũng có thể châm thêm các huyệt trên ở bên lành.
Trong quá trình châm cứu, cần định kỳ theo dõi, khám lại để tránh liệt co cứng nửa mặt. Có thể nghiên cứu phẫu thuật, nhất là những trường hợp nhanh chóng chuyển sang liệt co cứng nửa mặt – là phạm vi của ngành phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt.
Các bài thuốc dân gian dành cho chứng liệt nửa mặt
Trúng phong hàn
- Triệu chứng: Miệng méo, mắt nhắm không kín (cùng bên), không huýt sáo, thổi lửa được. Nặng thì chảy nước rãi, ăn cơm rơi vãi, mặt má bên bệnh thường lạnh. Bệnh hay gặp sau khi bị lạnh, gió rét, tắm lạnh hoặc bị nước mưa. Rêu lưỡi trắng, mạch phù trì hoặc phù khẩn.
- Bài thuốc: Bạch phụ tử 24g, bạch cương tàm 40g, toàn yết 30g.
- Cách dùng: Bạch cương tàm sao vàng, toàn yết bỏ đầu và chân rửa dấm sao vàng, bạch phụ tử vi sao. Ba vị trên tán bột. Uống ấm, mỗi lần uống 15g, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.
Ảnh minh họa – Internet
Trúng phong nhiệt ở kinh lạc
- Triệu chứng: Sưng đau vùng đầu mặt (thủ diện, nhĩ bệnh) hoặc sưng đau, chảy mủ tai… Kèm theo sốt, ù tai sau đó méo miệng, mắt nhắm không kín cùng bên, bệnh ngày một rõ, sợ gió, sợ nóng. Mạch phù sác.
- Bài thuốc: Phòng phong 16g, đương quy 12g, xích phục linh 15g, hạnh nhân 10g, tần giao 12g, hoàng cầm 16g, cát căn 20g, khương hoạt 12g, quế chi 6g, kim ngân hoa 12g.
- Cách dùng: Ðương quy tẩm rượu. Các vị trên sắc với 1.800ml nước lọc bỏ bã lấy 300ml. Uống ấm chia đều 4 phần, uống trong ngày.
Huyết ứ
- Triệu chứng: Sau chấn thương va đập mạnh ở vùng đầu, mặt dần méo miệng, mắt nhắm không kín, đau âm ỉ, chảy nước rãi, há miệng đau mỏi.
- Bài thuốc: Xuyên khung 12g, xuyên quy 16g, bạch thược 16g, địa hoàng 24g, đào nhân 10g, hồng hoa 8g, đan sâm 16g, tô mộc 12g.
- Cách dùng: Ðào nhân bỏ vỏ, xuyên quy tẩm rượu. Các vị trên sắc 1.700ml nước, lọc bỏ bã lấy 300ml. Uống ấm chia đều 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.