Phế nang - Giãn phế nang hay còn gọi khí thũng phổi là gì ?
Thông thường, 70% không khí thoát ra khỏi lòng phế nang trong khi thở ra, rồi lại được lấp đầy trong khi hít vào. Trong COPD, vì tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí tồn tại thường xuyên, đặc biệt trong khi thở ra, gây nên tình trạng ứ đọng không khí ở lòng những phế nang, vì thế làm những phế nang với thành rất mỏng sẽ bị căng phồng, ngày qua ngày, tình trạng căng phồng này sẽ trở nên không thể hồi phục.
Trên lâm sàng thì dấu hiệu cho thấy lồng ngực căng phồng, nếu lấy thước dây đo sẽ thấy kích thước lồng ngực theo chiều trước – sau lớn hơn theo chiều ngang (bình thường kích thước theo chiều ngang lớn hơn theo chiều trước – sau). Tình trạng này được gọi là giãn phế nang hay còn gọi khí thũng phổi.
Giãn phế nang được gọi là giãn phế nang trung tâm tiểu thùy khi mà những tổn thương khu trú ở trung tâm tiểu thùy. Thường mắc nhất là người sau 40 tuổi và nặng lên cùng với mức độ tắc nghẽn phế quản khác nhau. Giãn phế nang càng phát triển nặng thì thở ra sẽ ngày càng khó vì lượng khí bị giữ lại trong phổi ngày càng nhiều. Lồng ngực dần dần căng phồng theo nhiều chiều (chủ yếu là chiều trước sau) mà người ta thường gọi là lồng ngực hình thùng. Còn một dạng giãn phế nang nữa đó là dạng giãn phế nang toàn tiểu thùy, trường hợp này hiếm gặp hơn vì tổn thương toàn bộ tiểu thùy phổi khác với thể giãn phế nang trung tâm tiểu thùy chỉ tổn thương ở trung tâm tiểu thùy. Kiểu giãn phế nang này sẽ bắt đầu ở những người trẻ 20 tuổi nhưng mà không phải do hút thuốc gây ra. Lý do của dạng giãn phế nang này là do có bất thường về gen gây ra thiếu hụt men anpha1 antitripsine là men bảo vệ có công dụng kháng lại các men tiêu protein. Sự thiếu hoàn toàn hay một phần men này sẽ khiến dẫn tới sự phá hủy cấu trúc các phế nang và tạo thành những tổn thương giãn phế nang. Tình trạng giãn phế nang này sẽ tăng lên nếu như bạn hút thuốc hoặc tiếp xúc với những chất kích thích phế quản.