Phế nang - Thở dài, biện pháp dưỡng sinh giúp phế nang của phổi hoạt động tốt hơn
Thở dài không hẳn có nghĩa là bạn đang buồn bực.
Những nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ) và Đại học Stanford đã nhìn thấy rằng: thở dài là một phản xạ tự nhiên giúp duy trì sự sống, ngăn cản những túi khí trong phổi - còn gọi là phế nang – khỏi bị xẹp.
“Phổi người có diện tích bề mặt lớn ngang bằng một sân tennis, và tất cả đã được gấp gọn lại trong lồng ngực nhờ sự tồn tại của 500 triệu túi khí nhỏ gọi là phế nang. Mỗi một phế nang có hình dạng quả cầu nhỏ đường kính khoảng 0,2mm”, Jack Feldman, giáo sư sinh học thần kinh tại UCLA, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Những phế nang sẽ bảo đảm cho khí oxy có thể đi lẫn vào máu một cách dễ dàng qua màng phổi. Giáo sư Feldman mô tả chúng giống như những “bong bóng ướt”.
GS Jack Feldman nói: “Nếu bạn đã từng thử thổi một quả bóng ướt, bạn sẽ thấy rất khó, bởi nước làm phần bên trong của quả bóng dính lại với nhau. Đó là chuyện sẽ xảy ra nếu phế nang bị xẹp, và bất cứ lúc nào chúng xẹp, phần bề mặt đó của phổi sẽ không thể trao đổi khí được nữa”.
Thở dài giúp phổi duy trì hoạt động bình thường
Nói môn na, nếu con người không thể thở dài thì phế nang sẽ không phồng lại như cũ, và phổi sẽ ngừng hoạt động. Ông cũng cho biết rằng: cách duy nhất để phế nang lại nở ra chính là hít một hơi thật sâu, mà con người thường có xu hướng làm điều này mỗi 5 phút một lần.
“Thời gian đầu khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ như phổi sắt, bệnh nhân chỉ được tiếp khí với số lượng đủ cho phổi bình thường, và đã rất nhiều người chết do phế nang của họ bị vỡ. Nhưng hiện tại, nếu bạn thấy có người sử dụng máy hô hấp nhân tạo, thì bạn sẽ để ý rằng cứ vài phút lại có một tiếng thở lớn”.
Theo GS Feldman, thở dài có nghĩa là thở hai lần, và không nhất thiết là phải có một hơi thở ra có âm thanh lớn như lúc bạn bực tức hoặc trút được gánh nặng nào đó.
Thế nhưng cũng theo GS Feldman, những tiếng thở dài trên thực tế lại có liên quan tới cảm xúc theo một cách khác, do tỷ lệ thở dài tăng lên khi ai đó đang gặp phải căng thẳng và buồn bực.
Khi cơ thể bị căng thẳng thì não sẽ sản sinh ra những phân tử gọi là peptide - một đơn vị con của chuỗi protein. Một số peptide còn được gọi là “peptide có nguồn gốc bombesin.”
Những nhà khoa học cho biết rằng bombesin không tồn tại trong cơ thể động vật có vú, mà thực chất đó là một dạng độc tố được phát hiện thấy trong da của cóc tía.
Với nhiều ca rối loạn lo âu, người mắc bệnh có thể sẽ thở dài rất nhiều nên dễ bị suy nhược. Và cũng có một số người thở dài rất ít, dẫn đến những vấn đề về hô hấp làm phổi hoạt động kém.