Nhiệt miệng gây cho bạn đau đớn, khó chịu khi giao tiếp hay khi ăn uống, ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày. Bạn đã thử nhiều cách nhưng không khỏi, đừng quá lo lắng, hãy thử thực hiện thêm theo những phương pháp dưới đây.

1. Chữa nhiệt miệng bằng nước súc miệng

Nước muối loãng

Đây là cách rất phổ biến mà rất nhiều người thường xuyên áp dụng khi bị chứng nhiệt miệng “hành hạ”. Muối có tính sát khuẩn cao nên có công dụng làm sạch khoang miệng và “tiêu diệt” vi khuẩn gây loét miệng.

Cách thực hiện rất đơn giản, nước muối pha loãng, súc miệng thường xuyên hay ngậm trong vài phút rồi nhổ ra.

dinhduonghoc.com - trị nhiệt miệng

Nước muối pha loãng có công dụng diệt khuẩn, làm sạch miệng.

Nước ép cơm dừa

Nước ép loại quả nhiệt đới này chứa tinh dầu có công dụng diệt khuẩn, nhẹ nhàng làm sạch miệng bên trong. Vì vậy, hiệu quả với căn bệnh nhiệt miệng.

Bạn Sử dụng cơm dừa, ép lấy nước cốt, súc miệng ngày 3-4 lần sẽ nhanh chóng làm lành những vết loét bên trong khoang miệng.

Nước hạt rau ngò (mùi)

Hạt rau ngò (mùi) bạn có thể tìm mua tại chợ hay siêu thị, loại hạt này có tính sát khuẩn, trị hôi và nhiệt miệng rất tốt.

Bạn cần chuẩn bị 1 muỗng canh hạt rau mùi, sau đó cho vào 1 ly nước đun sôi. Ngâm trong thời gian 5 phút. Sau đó, lọc hạt thu lấy nước. Sử dụng nước rau mùi thu được ngậm ngày 3-4 lần nhé.

dinhduonghoc.com - trị nhiệt miệng

Ngậm nước hạt rau ngò trị nhiệt miệng.

Nước ép củ cải trắng

Nếu bạn không tìm được những loại nguyên liệu trên, cũng đừng quá lo lắng, hãy thay thế bằng củ cải trắng nhé.

Chuẩn bị củ cải trắng khoảng 300gr, xay lấy nước ép rồi hòa chung với một ít nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Hỗn hợp thu được sử dụng để súc miệng ngày 3 lần, thực hiện trong 2 ngày thì bệnh sẽ khỏi nhanh chóng.

2.  Điều trị nhiệt miệng bằng nước ngậm

Ngậm nước khế chua

Bạn cần đến 2-3 quả khế, nhưng hãy sử dụng khế chua nhé. Rửa sạch khế, lấy chày giã nát cho vào ly. Sau đó, đổ đầy nước sôi vào trong, để nguội.

Lượng nước thu được chia ra ngậm nhiều lần trong ngày. Thực hiện 2-3 ngày liên tục thì những vết loét không còn sưng đau nữa.

Nước ép cà chua sống

Tương tự như nước khế, bạn hãy thực hiện như trên với cà chua hoặc đơn giản hơn là ăn sống loại quả này. Kiên trì thực hiện ngày 3-4 lần, những vết loét sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần dùng đến thuốc.

dinhduonghoc.com - trị nhiệt miệng

Nhai sống cà chua cũng là cách hết nhiệt miệng.

3. Điều trị nhiệt miệng bằng nước bôi

Bôi nước lá rau ngót

Nước ép lá rau ngót là nguyên liệu “đánh bay” chứng nhiệt miệng khá hiệu quả. Bạn sử dụng một nắm lá rau ngót, đem ép lấy nước rồi hòa chung với một ít mật ong.

Sử dụng bông gòn thấm lấy nước, đắp trực tiếp vào vị trí nhiệt miệng, kiên trì thực hiện ngày 2-3 lần, chứng nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Bôi nước cỏ mực mật ong

Tương tự như rau ngót, bạn có thể dùng cỏ mực cũng phát huy công dụng điều trị nhiệt tuyệt vời. Cách thực như trên, lấy nước ép cỏ mật hòa với một ít mật ong.

Sử dụng bông gòn chấm vào vị trí nhiệt miệng, thực hiện ngày 2-3 lần sẽ cho kết quả tốt nhất.

Bôi hỗn hợp nghệ mật ong

Những vết loét, nhiệt miệng sẽ nhanh chóng “biến mất” mà hoàn toàn không để lại sẹo khi bạn dùng hỗn hợp nghệ vàng mật ong.

Nghệ và mật ong đều có tính kháng khuẩn khi bôi vào vị trí nhiệt miệng, không chỉ mau hồi phục mà vết loét cũng không để lại bất kỳ tổn thương nào bên trong khoang miệng.

Hãy trộn hai hỗn hợp này với nhau, bôi trực tiếp vào vết loét, ngày 2-3 sẽ thấy ngay kết quả tốt.

dinhduonghoc.com - trị nhiệt miệng

Hỗn hợp nghệ mật ong nhanh chóng làm dịu loét miệng.

Làm sao để phòng tránh chứng nhiệt miệng

Hãy luôn giữ gìn răng miệng sạch sẽ.

Giải nhiệt trong cơ thể bằng cách uống nhiều nước.

Nói không với những loại thức uống chứa cồn, cafein như bia rượu, cà phê, trà đặc…

Những người có thói quen ăn cay, hãy hạn chế ăn những loại gia vị này nhất là trong những ngày thời tiết nóng bức. Thay vào đó, bạn nên thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt, giải độc vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.