Da - Một số điều cần biết về bệnh vảy nến
Bệnh có ở 1,5-2% dân số thế giới, gặp nhiều ở vùng Bắc Âu với tỷ lệ 1,5 - 3% và 7-10% tổng số các bệnh nhân đến các phòng khám da liễu ở Việt Nam với di truyền tính trội.
Nguyên nhân gây bệnh
Đến nay, dù chưa hiểu được hết căn nguyên của bệnh nhưng các nhà khoa học thấy có một số nguyên nhân chính:
Yếu tố di truyền: 70% trường hợp song sinh cùng mắc, 30% trường hợp có yếu tố gia đình.
Yếu tố tâm lý: Bệnh gia tăng hoặc tái phát liên quan chặt chẽ tới stress.
Nhiễm khuẩn: Yếu tố này thấy rõ ở trẻ em, nhất là với vảy nến thể giọt, bệnh giảm khi dùng kháng sinh penicillin.
Vai trò của thuốc: Bệnh gia tăng khi dùng các loại thuốc như kháng sốt rét tổng hợp, lithium. Đặc biệt, sử dụng corticoid đường toàn thân làm bệnh nặng lên khi dừng thuốc và tiến triển sang thể
đỏ da toàn thân hoặc thể mủ.
Những điều cần tránh
Nhìn vào 5 yếu tố làm nên cơ chế sinh bệnh mà ta phải:
- Tránh căng thẳng (stress)
- Tránh kì cọ và bóc da (hiện tượng Kobner)
- Cẩn thẩn khi dùng thuốc nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.
- Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
- Tránh rượu: Vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kị với các thuốc điều trị.
- Nên lạc quan với bệnh tật: do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến sẽ có các đột phá mới.
Triệu chứng
Đặc điểm bệnh rất dễ nhận thấy bởi những tổn thương riêng lẻ có giới hạn rõ. Người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, từ vài milimet đến vài chục centimet, hơi gồ cao, nền cứng cộm.
Vảy nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột phấn, như vết nến rơi lả tả. Vảy tái tạo rất nhanh, số lượng nhiều. Thương tổn mới xuất hiện trên các vùng bị kích thích như gãi, tiêm, mổ; kích thích lý hóa... thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng bị tỳ đè, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục.
Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể. Có khi còn gặp vảy nến ở nếp gấp hay dạng đỏ da lan tràn toàn thân và khó điều trị. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị bệnh trong 60% các trường hợp.
Vảy nến là bệnh không lây lan (trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc), không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, chỉ ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền vì da... chẳng giống ai.
Điều trị
Hiện nay không có trị liệu nào dứt được bệnh vảy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời.
Thường thường, vảy nến được chữa theo ba phương thức:
1- Thuốc bôi ngoài da: Loại Corticosteroids như ultravate, tenovate, psorcon; Loại Donovex thuộc nhóm vitamin A analog; Loại Topical Retinoid như tazorac; Nhóm Coal Tar; Acid Salycylic 5%,
dầu hắc ín, dithranol, calcipotriol, tazanotene.
2- Điều trị toàn thân với methotrexate, cyclosporine, saulfasalazine, acitretin.
Các loại thuốc này phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi vì chúng khá độc.
Bệnh vảy nến có thể chữa bằng Skin cap Spray.
Tháng 1/2003, FDA chấp thuận cho tiêm thuốc amevive (alefacept) dược phẩm sinh học tác dụng trên tế bào miễn dịch T cell để trị bệnh nghi là do miễn dịch gây ra.
3- Trị liệu ánh sáng như Ultraviolet B (UBV), PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet Ạ)
Liệu pháp UVAB được chỉ định nhiều trong điều trị vảy nến trong khi sử dụng các phương pháp khác không có hiệu quả, với cơ chế tác động là dùng tia cực tím tác động lên thượng bì và trung bì
qua hai tác động chính là tác động lên a-xít nhân (ADN) và hệ miễn dịch.
Phổ biến nhất hiện nay là phương pháp PUVA (uống thuốc psoralen gây cảm ứng ánh sáng, sau đó chiếu tia cực tím sóng dài UVA), có thể đạt 80-90% kết quả, nhưng tỷ lệ tái phát 40% hoặc
hơn. Các bài thuốc đông y cũng nhiều nhưng hiệu quả còn hạn chế. Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để cháy nắng. Thường xuyên làm da mềm với nước pha epson, dead sea
salts, dầu ăn, white petroleum, salicylic acid cũng làm giảm bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị vảy nến
Cá biển: loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá saba… Nghiên cứu cho thấy nếu dùng 150g mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục có thể giảm lượng thuốc corticosteroid đến phân nửa mà
không mất hiệu năng của thuốc nhờ 3-Omega có tác dụng ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotriene 3 và 5.
Rau quả: có nhiều beta-carotin như trái bơ, cà rốt và đặc biệt là xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da.
Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự 3-Omega, vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da.
Bông cải xanh: để bổ sung acid folic là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này lại rất dễ thiếu trong bệnh vảy nến.
Nghêu sò: nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng. Người bị vảy nến không nên có định kiến phải tránh hải sản vì sợ đó là các món ăn vào thêm
ngứa. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh dị ứng với hải sản nào đó.
Thực phẩm cần hạn chế
Thịt, sữa, trứng: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên…
Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.
Lưu ý khi điều trị
Vẩy nến là bệnh hơi khó trị, cần kiên nhẫn. Bác sĩ lo chọn lựa thuốc, bệnh nhân cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc bệnh của mình.
- Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
- Pha dầu tắm như Epson, Dead Sea salt, dầu thực vật trong bồn nước, ngâm mình khoảng 15 phút cho da mềm.
- Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
- Nhớ thoa và dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định
- Giữ hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu.
- Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để da cháy nắng
- Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.
- Tìm hiểu thêm về bệnh để biết cách chăm sóc, tránh tái phát hoặc trầm trọng hơn.
Đôi khi người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với Vẩy Nến, một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa, nhưng không gây hậu quả hiểm nghèo như nhiều bệnh khác