Tăng huyết áp (THA) là bệnh xuất hiện khá phổ biến, âm thầm, cực kỳ nguy hiểm, bệnh làm cho suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, tai biến mạch máu não, ảnh hưởng thận…

dinhduonghoc.com - Người bị huyết áp cao cần ăn gì?

Hiện nay người ta giao ước khi huyết áp 140/90 mmHg được coi là THA. Thế nhưng để chẩn đoán có THA hay không thì trước tiên người đo huyết áp phải biết cách đo, cùng với đo trong một thời gian nhất định, thường xuyên mà huyết áp vẫn xuất hiện tại mức đó, hoặc cao hơn thì mới chẩn đoán THA. Nếu đã được chẩn đoán chắc chắn bị THA thì việc chữa trị là điều nên làm, thế nhưng phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc uống.

Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống còn giúp giữ cho huyết áp ổn định, vì vậy người THA nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Nếu như chế độ ăn có hàm lượng muối cao,  dùng thuốc tránh THA thì cũng không dễ mà giữ được huyết áp ổn định. Thế cho nên dùng ít muối (không quá 6 g/ngày); giảm dùng các loại nước chấm trên bàn ăn, những loại gia vị, các loại thực phẩm chế biến sẵn (như lạp xưởng, xúc xích, thịt hun khói, thức ăn nhanh, dưa muối, cà muối…); nên tiêu thụ cá nhiều hơn ăn thịt, cần ăn ít các loại thịt đỏ (như thịt bò, thịt chó, thịt ngan, thịt dê, da gà, vịt); hạn chế ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng.

dinhduonghoc.com - Người bị huyết áp cao cần ăn gì?

Nên ăn nhiều các loại rau, quả, khoai củ trong các những ăn hằng ngày. Bởi, trong rau quả, ngoài những loại sinh tố thiết yếu cho cơ thể thì còn có không ít chất xơ tạo cơ hội để tiêu hóa tốt hơn, thêm nữa là chất xơ còn có công dụng làm kết dính chất cặn bã và chất độc sẽ bị loại ra khỏi cơ thể theo phân. Nếu có điều kiện thì nên ăn những loại ngũ cốc thô như gạo lứt, đậu. Nên ăn quả mướp đắng (khổ qua), củ tỏi ta vào các bữa ăn chính người ta thấy cũng rất tốt cho những người bị THA.

Sau các bữa ăn nên ăn tráng miệng các loại quả như cam, táo, nho… Nên sử dụng các loại nước uống có nhiều sinh tố, có tác dụng lợi tiểu, an thần như: nước luộc rau, nước rau má, nước luộc bắp ngô, nước cà rốt ép…

 

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Khi bị cao huyết áp (CHA), ngoài bài thuốc ra, việc lựa chọn một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Cần tây: dùng thứ càng tươi càng ốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước,chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 40ml.

Cải cúc: nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị CHA có kèm theo đau và nặng đầu.

Rau muống: đặc biệt thích hợp cho những người CHA kèm theo những triệu chứng đau đầu.

Măng lau: rất thích hợp cho người bị CHA và xơ vữa động mạch.

Cà chua: nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 2 quả cà chua sống thì khả năng phòng chống CHA là rất tốt. Đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

Cà: đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người CHA và các bệnh lý tim mạch khác.

Cà rốt: nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml.

Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và CHA.

Mộc nhĩ: hàng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn, ăn đều đặn trong ngày, khi có biến chứng đáy mắt xuất hiện thì đây là thức ăn lý tưởng.

Tỏi: hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 50ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.

Lạc (đậu phộng): kinh nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm với giấm ăn sau 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 hạt.

Hải tảo, hải đới và thảo đỏ: co thể dùng phối hợp cả 3 thứ cùng một lúc hoặc thay thế nhau.

Đậu Hà Lan và đậu xanh: kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn, hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống CHA.

Sữa đậu nành: mỗi ngày nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia làm vài lần uống trong ngày.

Táo: mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.

Lê: mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1 - 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.

Chuối tiêu: mỗi ngày nên ăn từ 1- 2 quả hoặc dùng vỏ chuối tiêu tươi 30- 60g sắc uống thay trà.

Dưa chuột: nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp, nhưng chú ý không quá nhiều muối.

Mã thầy: mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày hoặc dùng 120g sắc uống cùng với hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày.

Ngoài ra, người bị CHA còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như: ngô (bắp) đặc biệt là râu ngô, vừng (mè), hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hòe, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong… và không nên hoặc hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…

 

Thực đơn chống bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là tình trạng huyết áp động mạch cao hơn mức bình thường, kèm các triệu chứng choáng váng, đau đầu, ù tai, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ...Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống khoa học sẽ trợ giúp rất lớn trong việc phòng trị căn bệnh này.
 
Cao huyết áp là tình trạng huyết áp động mạch cao hơn mức bình thường, huyết áp thời gian dài mang tính liên tục vượt trên 140/90 mmHg, kèm các triệu chứng choáng váng, đau đầu, ù tai, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ…

Bệnh này bao gồm cao huyết áp thể nguyên phát và cao huyết áp thể thứ phát. Thể nguyên phát là một bệnh độc lập với biểu hiện chính là huyết áp tăng cao, chiếm tỷ lệ 80-90%; thể thứ phát là một trong những triệu chứng của một loại bệnh nào đó mà gây ra cao huyết áp. Nguyên tắc điều trị bằng Đông y: thời kỳ đầu thanh can tả hỏa hạ áp, thời kỳ sau tư âm bình can, dưỡng âm tiềm dương, hay hóa đàm thông lạc, hoạt huyết hóa ứ.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống khoa học sẽ trợ giúp rất lớn trong việc phòng trị căn bệnh này.
 
*Nấm rơm thập cẩm: Nấm rơm tươi 30g, nấm hương 20g, củ năng 50g, cà rốt 100g, măng 50g, nấm mèo đen 50g, dưa chuột 30g, tàu hủ ki 50g, canh gà 0,5 lít. Nấm rơm tươi và nấm hương rửa sạch. Củ năng, măng, cà rốt, dưa chuột thái lát. Tàu hũ ki sau khi ngâm cắt đoạn, nấm mèo đen ngâm nước rửa sạch sử dụng sau. Đổ canh gà vào nồi, thêm vào tất cả vật liệu trên, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi thì chuyển lửa nhỏ để hầm, khi thấm vị, bỏ hạt nêm, gừng, hành gia vị, rưới lên dầu mè thì hoàn tất. Dùng như món phụ kèm, ăn tùy ý. Công hiệu thanh can giáng hỏa, tư bổ can thận, hạ huyết áp.

*Củ tỏi giấm đường: Củ tỏi 0,5 kg, đường đen 0,5 kg, giấm gạo 0,5 lít. Củ tỏi rửa sạch, để ráo, cho vào hũ miệng to, lót lên từng lớp đường đen, đổ vào giấm gạo, đậy nắp, lắc hũ cho đều, sau đó mỗi ngày lắc đều 1-2 lần, ngâm 10 ngày thì có thể dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần nhai 6-7 tép. Công hiệu giải độc tiêu viêm, giảm áp tiêu mỡ.

*Phổ tai xào tàu hũ ki: Tàu hũ ki 200g, phổ tai 50g. Phổ tai ngâm nước ấm trong 12 giờ, sau khi rửa sạch thái sợi. Tàu hũ ki thái sợi. Đổ dầu vào chảo chiên nóng, thêm gừng và hành phi thơm, cho vào tàu hũ ki và phổ tai, nước dùng, bột nêm, dùng lửa mạnh đảo đều trong giây lát, sau khi múc vào thau thì rưới dầu mè lên, trộn đều. Dùng làm món phụ. Công hiệu tu dưỡng can thận, tả trọc, giảm huyết áp.

*Nấm rơm hầm bí đao: Bí đao 0,5 kg, nấm rơm 100g. Bí đao rửa sạch thái lát, cho vào chảo nóng có dầu đảo qua, sau đó thêm vào nấm rơm và nước dùng, nấu cho đến khi bí đao mềm nhừ, cho bột nêm, làm xốt, trang trí rau thơm. Dùng làm món phụ. Công hiệu ích khí giảm béo, hóa đàm tả trọc, giảm huyết áp.

*Gỏi khổ qua: Khổ qua 250g, bỏ hạt, dùng nước sôi trụng trong 3 phút, thái sợi nhỏ, trộn với hành và gừng nhuyễn, muối, đường trắng, nước tương, dầu mè, bột nêm cho đều. Dùng làm món phụ, công hiệu thanh can tả hỏa, giảm huyết áp.

*Cháo Hà thủ ô: Hà thủ ô (chế) 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 5 quả. Hà thủ ô nướng khô tán bột mịn. Gạo nấu cháo thêm vào bột Hà thủ ô, đại táo, rồi dùng lửa nhỏ nấu thêm 40 phút thì hoàn tất. Mỗi ngày ăn cháo. Công hiệu bổ khí huyết, ích can thận, giảm huyết áp, chống lão hóa. Món ăn hiệu quả hơn vào mùa xuân.
*Cháo Sơn tra – gạo lức: Gạo lức 100g, sau khi nấu cháo, thêm Sơn tra 10g, đẳng sâm 15g, dùng lửa nhỏ nấu thêm 5 phút thì hoàn tất. Dùng điểm tâm sáng. Công hiệu bổ khí huyết, giảm huyết áp.

*Cháo hải sâm – đại táo: Hải sâm 50g, sò điệp khô 50g, đại táo 10 quả, gạo 100g. Tất cả vật liệu rửa sạch cùng nấu cháo, ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén. Công hiệu tu bổ can thận, giảm huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp dùng món này tốt nhất vào mùa thu.
 
*Cháo cà chua – củ mài: Cà chua 100g, củ mài 20g, Sơn tra 10g, gạo 100g. Gạo, củ mài, sơn tra cùng nấu cháo, rồi thêm cà chua nấu trong 10 phút thì dùng. Mỗi ngày dùng 1 lần. Công hiệu bổ tỳ vị, ích khí huyết, giảm huyết áp.
 
*Củ hành tây xào thịt bò: Củ hành 150g, thịt bò 100g. Cả hai cùng thái sợi, thịt bò nhúng qua tương bột năng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm gừng, hành phi thơm, thêm thịt bò, rượu đế, xào chín, thêm củ hành sợi, lại xào chung một lúc, bỏ bột nêm và nước tương. Dùng làm món phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, ích khí tăng lực.

*Nước rau cần – táo tây: Rau cần 0,5 kg, táo tây 300g. Táo tây rửa sạch, cắt nhuyễn với cả vỏ. Rau cần cả lá rửa sạch cắt nhuyễn, hai vật liệu này cho vào máy xay ra nước cốt, gạn lọc, dùng lửa nhỏ nấu sôi lại thì dùng. Ngày 2 lần. Công hiệu bình can giảm huyết áp, làm mềm mạch máu.
 
*Củ hành tây xào: Củ hành tây 200g, rửa sạch thái sợi. Đổ dầu vào chảo cho nóng, cho vào củ hành sợi đảo đều, thêm gia vị nước tương, bột nêm, dùng làm món ăn phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, trợ tiêu hóa.
 
*Nước Cỏ Tâm giác – rễ Câu kỷ: Rau Tề thái tươi (cỏ Tâm giác) 250g, rễ Câu kỷ tươi 250g. Hai thứ rửa sạch, ngâm trong nước ấm 15 phút, vớt ra, băm nhuyễn, cho vào máy xay ra nước cốt, dùng vải gạn lọc bỏ bã, kế tiếp nấu sôi lại bằng lửa nhỏ thì uống. Chia uống 2 lần sáng và chiều. Công hiệu thanh nhiệt lợi thủy, lương huyết giảm áp.

*Nước cà chua: Cà chua tươi 0,5 kg. Cà chua rửa sạch, mang cả vỏ thái nhuyễn, cho vào máy xay ra nước cốt, dùng vải gạn lọc bỏ bã, kế tiếp nấu sôi lại bằng lửa nhỏ thì uống. Chia uống 2 lần sáng và chiều. Công hiệu lương huyết bình can, thanh nhiệt giảm áp.