Viêm tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp bị biến đổi do bị ảnh hưởng bởi ngoại lai như vi khuẩn, bệnh cơ hội… Bệnh này là nguyên do chính sẽ gây ra các tình trạng suy giáp, cường giáp. Bệnh viêm tuyến giáp là 1 tập hợp các bệnh với đa dạng các dấu hiệu khác nhau. Trong đó chủ yếu được chia ra làm ba loại:

– Viêm tuyến giáp cấp tính

– Viêm tuyến giáp bán cấp tính: trong đó có hai dạng là Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính và viêm tuyến giáp lympho bào bán cấp tính

– Viêm tuyến giáp mãn tính cũng bao gồm hai loại Viêm tuyến giáp lympho bào mãn tính (hoặc còn gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto) và Viêm xơ tuyến giáp mãn tính (viêm tuyến giáp Riedel).

dinhduonghoc.com - PHÂN LOẠI BỆNH VIÊM TUYẾN GIÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ ĐÚNG CÁCH

Nguy cơ:

Vì tính chất 1 loại viêm khác nhau, tuy vậy có 1 số nguy cơ có thể tổng hợp chung lại như:

– Thiếu i-ốt

– Nhiễm xạ

– Rối loạn miễn dịch

– Thay đổi hormon

– Di truyền

– Mắc các bệnh về não

Những chẩn đoán chủ yếu:

– Xét nghiệm máu, đo nồng hộ hocmon và xem kháng thể tuyến giáp trong máu

– Xét nghiệm đo lượng phóng xạ iốt

– Chụp xạ hình tuyến giáp

Cách điều trị:

– Thông thường lúc bị suy giáp sẽ điều trị bằng levothyroxin, khi cường giáp sẽ hỗ trợ bằng Corticoid. Nhiều trường hợp đã sử dụng các hormon thay thế, cũng có các trường hợp cần phải phẫu thuật.

Phân loại

1. Viêm tuyến giáp cấp tính

Nguyên nhân và triệu chứng: So sánh với các dòng viêm tuyến giáp khác thì loại viêm tuyến giáp cấp tính thua xa về độ phổ biến thường hay mắc phải. Bệnh tạo ra do chính bản thể bị nhiễm vi khuẩn hay kí sinh trùng như tụ cầu vàng, Ecoli, nấm, và từ đó tạo ra viêm nhiễm vậy nên bệnh còn được gọi là viêm tuyến giáp mủ. Người bệnh có thể nhiễm khuẩn qua đường máu, đôi lúc chỉ do 1 chấn thương nhỏ. Lúc bị viêm, người bệnh thường có dấu hiệu như sốt, mệt, sưng và căng vùng cổ hay hàm dưới.

Chẩn đoán: Đối với loại này, để chẩn đoán chủ yếu cách là xét nghiệm đo lượng bạch cầu và hàm lượng hormon trong máu. Rồi sau đó siêu âm và chụp xạ hình tuyến giáp. Cuối cùng, muốn lấy kết quả chính xác nhất, bác sĩ có thể siêu cầu sinh thiết tế bào giáp để xác định độ nguy hiểm của bệnh.

Điều trị: Đối với viêm tuyến giáp cấp tính, trường hợp bệnh thông thường thì không nặng lắm, dựa vào tình trạng bệnh là chọn lựa điều trị kháng sinh hay nếu đã viêm nhiễm mưng mủ thì cần rạch để thoát mủ.

2. Viêm tuyến giáp bán cấp tính

– Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính (De quervain)

Đây là 1 dạng bệnh lành tính bị viêm do virus, nó thường xuất hiện khi cơ thể mới khỏi bệnh, hệ miễn dịch còn yếu. Virus sẽ thâm nhập vào bên trong, khiến tuyến giáp phản ứng và giải phóng quá đà các nội tiết tố và gây ra cường giáp. Nếu bị kéo dài, bệnh đảo ngược lại gây suy giáp vĩnh viễn dù là bệnh thường tự khỏi sau vài tháng.

Vì tính chất hoạt động theo phân bố rõ ràng nên những triệu chứng của bệnh cũng được phân rõ làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn cấp tính: Giai đoạn này thường kéo dài từ khoảng 1 -2 tháng, triệu chứng chung trước là đau đầu, sốt nhẹ, đau họng và rồi cứng cổ. Cơn đau gây nhiều ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu khám tuyến giáp sẽ thấy tuyến giáp sưng to và cứng.
+ Giai đoạn suy giáp: Đây là giai đoạn là lúc tuyến giáp đã xả hết các hormone dự trữ. Khi các triệu chứng đau sẽ biến mất, nếu không mắc bình giáp thì giáp có thể đang bị suy nhược. Nếu ta sờ sẽ thấy giáp chắc và cứng.
+ Giai đoạn hồi phục: Thời gian này tuyến giáp sẽ thu gọn lại, bình thường, căn bệnh có chiều hướng đi tới hồi kết.

Chẩn đoán bệnh viêm tuyến giáp thường qua những bước sau:
+ Khám tuyến giáp
+ Xét nghiệm máu
+ Xét nghiệm tìm các kháng thể kháng tuyến giáp
+ Đo độ tập trung phóng xạ tại tuyến giáp
+ Chọc hút sinh thiết tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ

Điều trị:
Giai đoạn cấp tính: Thông thường đầu tiên bác sĩ sẽ chỉ định Corticoid để giảm cơn đau. Bên cạnh đó các thuốc kháng giáp khác không có tác dụng gì trong tình huống này.
Giai đoạn nhược giáp: Sử dụng levothyroxine liều cao phụ thuộc vào tình trạng bệnh
Giai đoạn hồi phục: Nếu bệnh đã hết mà vẫn để lại nhân trên tuyến thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ.

– Viêm tuyến giáp Lympho bào bán cấp tính:

Đây là 1 dạng bệnh viêm tuyến giáp khá kì lạ. Bởi do việc bướu đột ngột to ra còn lại người bệnh không hề cảm thấy đau như khi bị các dạng viêm khác. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh, chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn cường giáp có ảnh hưởng giống với viêm bán cấp u hạt, tức là giải phóng hocmorn, chỉ có thời gian bệnh sẽ kéo dài và dấu hiệu trên người là khác. Người mắc bệnh trong thời gian này sẽ thường xuyên thấy lo âu, hồi hộp, ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân.

Giai đoạn bình giáp: Thời gian này, tuyến giáp sẽ chắc lại, kéo dài trong gần 1tháng.
Giai đoạn suy giáp: Giai đoạn này có thể có hoặc không, và thường kéo dài khoảng thời gian 2-3 tháng
Giai đoạn hồi phục: Thời gian này bệnh có xu hướng kết thúc nhanh, tuy vậy đối với phụ nữ mới sinh bị viêm tuyến giáp thì rất dễ tái phát ở lần mang thai sau.

Chẩn đoán: Xét nghiệm tìm kháng thể kháng tuyến giáp và đo lượng nồng độ các Hocmon tuyến giáp

Điều trị:
Giai đoạn cường giáp: Tập trung chỉ điều trị để giảm bớt các biểu hiện cường giáp.
Giai đoạn bình giáp: bác sĩ sẽ tránh cho thuốc trong thời gian này
Giai đoạn nhược giáp: sử dụng levothyroxin
Giai đoạn hồi phục: các chuyên gia y tế sẽ xem xét và đưa ra hướng điều trị tiếp.

3. Viêm tuyến giáp mãn tính:

– Viêm tuyến giáp hashimoto

dinhduonghoc.com - PHÂN LOẠI BỆNH VIÊM TUYẾN GIÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ ĐÚNG CÁCH

Đó là loại viêm giáp có tỉ lệ cao nhất trong các loại viêm giáp. Tỉ lệ tuy là nhỏ nhưng bệnh đang có xu hướng lan rộng. Bệnh này phổ biến ở nữ hơn ở nam. Sở dĩ căn bệnh này được quan tâm do nó là loại viêm giáp có tác động xấu nhất đến cơ thể. Bệnh lâu ngày có thể gây ra vấn đề về tim mạch, thần kinh và cả dị tật bẩm sinh. Bệnh này thường bị nhầm lẫn với chứng biếu cổ. Đặc biệt, loại bệnh này thường song hành với bệnh rối loạn mỡ máu.

Triệu chứng: Bệnh này phần lớn có triệu chứng không điển hình, thường phát triển lặng lẽ cho đến khi giai đoạn suy giáp. Ban đầu rất khó nhận ra, khi bệnh trở nặng, tuyến giáp sẽ to lên, chèn ép cổ, bệnh nhân bắt đầu thấy có vấn đề về trí nhớ. Kế đó là các biểu hiện ra bên ngoài như bướu to, mặt phù và giọng khàn. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, tăng cân liên tục và bị đau cơ. Nhiều bệnh nhân trở nên trầm cảm do căn bệnh này gây ra.

Chẩn đoán:
+ Đo Hocmon tuyến giáp T3, T4 trong máu.
+ Xét nghiệm tìm các kháng tuyến giáp trong máu
+ Sinh thiết mô tuyến giáp

Điều trị: Chủ yếu là sử dụng hormon thay thế trong 3-6 tháng, nếu bệnh kéo dài phải sử dụng thời gian lâu hơn.

– Viêm xơ tuyến giáp mãn tính (Viêm giáp sợi riedel)

Loại viêm giáp này rất ít khi nào gặp, còn gọi là viêm giáp gỗ. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân do đâu.

Triệu chứng: Bướu giáp đột ngột xuất hiện, cứng như có khối, gây khó thở, khó nuốt. Bướu chắc, không di động.

Chẩn đoán:
+ Xét nghiệm đo hàm lượng phóng xạ tại tuyến giáp
+ Xét nghiệm tỷ lệ hormon tuyến giáp
+ Tìm kháng thể tuyến giáp trong máu

Điều trị: Nếu nhiều trường hợp bướu chèn quá lớn, cần phải phẫu thuật. Bên cạnh đó, khi điều trị suy giáp thì nên sử dụng hormon thay thế.

Đối với bệnh viêm tuyến giáp, điều quan trọng là bệnh nhân cần ý thức được phương pháp chữa trị và có những hành động quyết đoán đúng lúc khi tiến hành điều trị bệnh.