Van tim - Phòng ngừa bệnh hở van tim
Bệnh hở van tim là gì?
Hở van tim là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Van tim của con người được xem như là van một chiều trong hệ thống máy bơm, giúp máu lưu thông theo một chiều nhất định, máu từ tĩnh mạch chảy về tim và từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại. Nếu không có van tim, máu sẽ lưu thông theo hai chiều và tim không thể đẩy máu để đi nuôi cơ thể. Van tim bị hở sẽ làm cho quá trình lưu thông máu diễn ra khó khăn hơn.
Phòng ngừa bệnh hở van tim
Bệnh hở van tim là một trong những bệnh khá phổ biến, nó có triệu chứng rõ ràng nhất trong các bệnh về tim mạch. Vì vậy, bạn cần chú ý theo dõi và có các biện pháp để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Để phòng ngừa bệnh hở van tim, mọi người cần kiểm tra huyết áp thường xuyên.
– Thường xuyên kiểm tra huyết áp: kiểm tra huyết áp thường xuyên có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch trong đó có bệnh hở van tim. Nếu có biểu hiện cao huyết áp thì bạn cần đến bệnh viện để được điều trị ngay vì huyết áp cao sẽ làm tim phải hoạt động nhiều hơn gây ảnh hưởng đến van tim.
– Chống béo phì: Ở người bị bệnh béo phì thì tim phải làm việc co bóp nhiều hơn dẫn đến việc van tim bị ảnh hưởng xấu. Do đó ngoài việc ăn uống hợp lý thì bạn cũng cần chú ý tập thể dục, áp dụng các phương pháp giảm cân hiệu quả.
– Ăn uống hợp lý: .Để phòng ngừa bệnh bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý hạn chế muối, giảm thiểu các thực phẩm giàu calo, chất béo động vật. Vì muối làm cơ thể giữ nước, thực phẩm giàu calo gây béo phì còn mỡ động vật thì khiến xơ vữa vành tim. Đây là những nguyên nhân gây nên bệnh hở van tim 2 lá.
– Không uống cà phê, rượu bia: hở van tim có thể kèm theo tình trạng rối loạn nhịp. Cà phê sẽ làm tăng thêm rối loạn nhịp (nếu có). Tương tự cà phê, rượu cũng làm xấu hơn đến tình trạng rối loạn nhịp. Không những thế uống rượu nhiều còn có thể gây bệnh cơ tim, ảnh hưởng đến tình trạng hở van. Vì vậy để phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả thì mọi người cần tránh sử dụng các chất kích ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình.
Khám sức khỏe tim mạch định kỳ cần được thực hiện ít nhất 1-2 lần 1 năm.
– Khám sức khỏe tim mạch định kỳ: Bệnh tim mạch thường diễn biến âm thầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ cần được thực hiện ít nhất từ 1-2 lần trong 1 năm để có thể phát hiện những nguy cơ gây bệnh tim mạch để có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.