Bệnh tim mạch - Sơ lược về bệnh van tim
Nếu van tim bị chít hẹp, lượng máu bơm qua van cho mỗi lần bóp sẽ quá ít.
Còn nếu van tim bị hở (đóng không kín), một lượng máu khi vận chuyển qua van sẽ bị trào ngược trở lại vùng tim trước đó trong mỗi nhát bóp. Trong cả hai trường hợp, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ số lượng máu theo yêu cầu, cơ của một hay nhiều vùng tim có thể bị dày lên, hậu quả là tim to ra.
Một số bệnh van tim có thể gây ra những rung động khi máu luân chuyển, gọi là tiếng thổi của tim. Một số rối loạn van tim khác có thể làm tăng nguy cơ gây loạn nhịp tim, suy tim, cơn đau tim, đột quỵ hoặc nhiễm trùng tim.
Nhiều bệnh van tim, đặc biệt là bệnh hở van hai lá có rất ít hoặc không có triệu chứng rõ rệt, nhất là trong giai đoạn đầu. Trường hợp hẹp hở hai lá tiến triển sẽ gây khó thở, đau thắt ngực, mệt mỏi và những triệu chứng suy tim khác. Những rối loạn của van động mạch phổi gây da xanh tái, bàn chân và bàn tay lạnh. Hẹp van động mạch chủ yếu có thể gây chóng mặt, thậm chí ngất xỉu nhất là khi gắng sức.
Hầu hết các bệnh van tim, đặc biệt là bệnh hẹp hở van động mạch chủ là bẩm sinh. Hẹp van hai lá thường là hậu quả của bệnh thấp tim. Bệnh của van ba lá bao giờ cũng kết hợp với những bệnh van tim khác hoặc các bệnh về phổi.
Các bệnh van tim nhẹ có thể không cần điều trị. Với một số trường hợp, chỉ cần dùng thuốc để dự phòng hình thành cục máu đông, làm chậm nhịp tim, tránh loạn nhịp hoặc giảm ứ đọng dịch trong cơ thể. Với những bệnh van tim nặng, có thể phải phẫu thuật để tạo hình hoặc thay van. Một số bệnh van tim đe dọa tính mạng cần phải được can thiệp ngay bằng phẫu thuật.
Các biện pháp điều trị bệnh hở van hai lá
Phải dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cho tất cả trường hợp HoHL do bệnh van tim ngoại trừ hở do giãn thất trái mà các van tim bình thường.
Điều trị phẫu thuật: Có thể cắt bỏ van hai lá rồi thay bằng van hai lá nhân tạo hoặc sửa van tùy theo tình trạng của van.
Theo dõi sau mổ: siêu âm tim sau mổ 4-6 tuần được dùng làm mốc theo dõi. HoHL tái phát do sửa không tốt hoặc do nguyên nhân gây bệnh tiếp tục tiến triển. Bệnh nhân nên được theo dõi lâm
sàng và siêu âm tim (đánh giá kết quả mổ sửa van, cơ chế và mức độ hở van, chức năng thất trái, huyết khối hay viêm nội tâm mạc) ít nhất 1 năm/1 lần.
Khi nào nên đi khám bệnh?
Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý của bệnh HoHL hoặc các vấn đề khác của tim nên đi khám bệnh. Đôi khi những dấu hiệu đầu tiên của HoHL có thể là biểu hiện của những biến chứng
của suy tim như: khó thở, thở nông, phù và mệt mỏi.
Thông thường HoHL được phát hiện sớm trong lúc bác sĩ nghe tim có tiếng thổi. Trong trường hợp nhẹ, HoHL ít ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, nhưng khi van hở nhiều gây nên các biến
chứng của tim thì phải phẫu thuật sửa chữa hoặc thay van.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Một cách có thể ngăn ngừa bệnh HoHL là ngăn ngừa thấp tim, nhất là phải cẩn trọng các trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn. Có thể ngăn ngừa biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
bằng dùng kháng sinh dự phòng trước khi làm các thủ thuật như nhổ răng... Nếu bạn bị sa van hai lá mà có hở van thì phải đi khám bệnh thường xuyên để các bác sĩ kiểm tra và làm các xét
nghiệm theo dõi cần thiết.
Điều trị bệnh hở van động mạch chủ
Suy tâm thất trái nặng cấp thường biểu hiện bằng phù phổi; cần phải phẫu thuật thay van ngay cả trong đợt nhiễm khuẩn bùng phát.
Có thể dùng thuốc giãn mạch để cải thiện hoặc ổn định tạm thời cho bệnh nhân. Hở van động mạch chủ mạn tính có lịch sử tự nhiên dài nhưng nếu không được phẫu thuật thì tiên lượng xấu khi đã
xảy ra các triệu chứng rõ rệt.
Các thuốc giãn mạch như hydralazin và ức chế men chuyển angiotensin làm giảm nhẹ hở, điều trị dự phòng, tạm hoãn hoặc tránh phải phẫu thuật ở những bệnh nhân không có triệu chứng nhưng
lại bị hở nặng và thất trái giãn.
Những bệnh nhân có triệu chứng thì điều trị bằng các thuốc lợi tiểu, giãn mạch và digoxin để làm ổn định hoặc cải thiện các triệu chứng chuẩn bị cho phẫu thuật. Hở van động mạch chủ do bệnh gốc
động mạch chủ đòi hỏi phải phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế gốc động mạch chủ.