Viêm đường tiết niệu là một trong các bệnh hay gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ở nữ giới do cấu trúc cơ quan sinh dục khá phức tạp. Bệnh có thể dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt, ngoài âm đạo cảm thấy nóng rát, đau lưng. Đối với phụ nữ, nếu bệnh để lâu ngày có thể dẫn đến vô sinh do vòi dẫn trứng bị tắc.

dinhduonghoc.com - Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu

Theo số liệu thống kê mới nhất của báo Sức khỏe Đời sống, tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở nữ giới cao gấp 5 lần so với nam giới,50% số phụ nữ trưởng thành phải đi khám và chữa trị căn bệnh viêm đường tiết niệu trong đời. Có khoảng gần 11% con gái dưới 18 tuổi bị viêm đường tiết niệu tính chỉ trong 1 năm và gần 20% với độ tuổi từ 18 tới 24, tỷ lệ này ngày càng cao với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và tiền mãn kinh, mãn kinh. Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại những thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới. Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra ở trẻ gái nhiều hơn hẳn trẻ trai, tỷ lệ khoảng 5:1 và khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu.

 

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Lý do niệu đạo của phụ nữ ngắn lại gần một số cơ quan thường có mang vi khuẩn, vì vậy nữ giới mắc bệnh NTTN tiểu nhiều hơn nam giới. Trong những yếu tố thuận lợi gây NTTN ở nữ giới, người ta cũng hay đề cập tới thói quen nhịn tiểu do nhiều lý do khác nhau, ví dụ như: ngại đi tiểu nhất là mùa đông, ở nơi công cộng mà nơi đi vệ sinh không kín đáo, đi tàu xe dài ngày…

Điểm khác biệt lớn nhất ở nữ giới so với nam giới chính là cấu tạo đường niệu đạo. Đường niệu đạo của nữ giới ngắn, thẳng và gần hậu môn nên rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu đạo. Cấu tạo đường niệu đạo cộng với thói quen vệ sinh không đúng cách (vệ sinh từ sau ra trước), thói quen sử dụng băng vệ sinh quá thời gian… chính là tác nhân hàng đầu gây ra viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Hơn nữa, những thói quen như nhịn tiểu và uống ít nước cũng là tác  nhân gây gia tăng viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Đường niệu đạo của nữ giới ngắn, thẳng và rất gần hậu môn nên vi khuẩn dễ xâm nhập gây nên viêm. Ngoài ra, ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, việc thiếu hụt Estrogen dẫn đến tình trạng bốc hỏa, nóng trong người chính là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu mà không phải bởi nhiễm khuẩn.

 

Phòng nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến tới nỗi hầu như tất cả phụ nữ đều mắc phải vào một thời điểm nào đó trong đời mình. Thật vậy, nhiễm trùng đường tiết niệu được ghi nhận làm tăng chi phí y tế cộng đồng thêm 1 tỉ USD chỉ riêng ở Mỹ. Các nhiễm trùng này hay đi kèm với việc tăng đáng kể tỷ lệ bệnh, đưa tới những chi phí khổng lồ cho bệnh nhân và xã hội.

Để phòng bệnh và tránh bệnh lặp lại sau khi chữa trị, cần có thói quen uống nhiều nước (2 lít/ngày) để rửa sạch bàng quang, đào thải những thành phần có hại, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh. Nên ăn nhiều loại trái cây như cam, chanh, bưởi thường xuyên. Những loại trái cây này làm nước tiểu bị chua, trong môi trường acid vi khuẩn khó phát triển. Khi mắc tiểu, không được nín nhịn mà phải đi ngay, thậm chí không cần chờ tới cảm giác mắc tiểu mới đi mà canh chừng 2 đến 3 giờ là phải tự đi tiểu. Nước tiểu càng ứ đọng thì mầm bệnh càng có cơ hội phát triển.

Sau mỗi lần giao hợp, những chị em nên đi tiểu ngay và vệ sinh sạch sẽ vùng cửa mình để loại bỏ những vi khuẩn được đưa vào niệu đạo và bàng quang. Hàng ngày phải vệ sinh vùng kín một lần, khi rửa nên thực hiện từ trước ra sau, tránh mang vi khuẩn có sẵn ở âm hộ và hậu môn vào đường tiểu. Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em phải thay băng thường xuyên dù máu có ít hay nhiều. Mọi ứ đọng sẽ là tác nhân cho mầm bệnh phát triển và tấn công bàng quang.

 

Điều trị viêm tiết niệu

Chữa trị thường tùy thuộc vào đối tượng. Nhiễm trùng đường tiết niệu với mức độ những  triệu chứng không nghiêm trọng thường được chữa trị như sau:

Phụ nữ: Dùng Trimethoprim 200mg, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày.

Trẻ nhỏ trên 12 tuổi và nam giới: Dùng Trimethoprim 200mg, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày.

Phụ nữ với những triệu chứng lâm sàng cho thấy có liên quan tới tổn thương ở thận như sốt, đau vùng thắt lưng: Dùng Trimethoprim 200mg, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày.

Phụ nữ có thai: Dùng Cephalexin 1g mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày, hoặc nitrofu- rantoin MR 100mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày.

Với những trường hợp nhiễm trùng tái phát, cần chẩn đoán xác định vi khuẩn gây bệnh và đảm bảo sử dụng đúng loại kháng sinh phù hợp. Tiếp tục sử dụng kháng sinh phù hợp trong 7 – 10 ngày. Nếu những xét nghiệm chẩn đoán trong trường hợp tái phát cho kết quả bình thường, có thể tiến hành chữa trị kháng sinh dự phòng. Nên chia khoảng ¼ liều chữa trị dùng vào ban đêm. Nếu xác định nhiễm trùng tái phát có liên quan tới hoạt động tình dục, có thể dùng 1 liều kháng sinh trong vòng 2 giờ sau khi giao hợp.

Các trường hợp ở nam giới có triệu chứng tương tự như nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng thực sự không nhiễm trùng, nếu chẩn đoán xác định là viêm tuyến tiền liệt có thể chữa trị bằng doxycyclin 200mg mỗi ngày hoặc ciprofloxacin 500mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 3 tuần hoặc lâu hơn nếu những triệu chứng chưa dứt hẳn.