Rối loạn nhịp tim! Rối loạn nhịp tim là phổ biến và thường vô hại. Hầu hết mọi người đã có thường xuyên, nhịp tim đập không đều có thể cảm thấy giống như một rung hoặc đua xe. Tuy nhiên, một số rối loạn nhịp tim có thể gây khó chịu - đôi khi thậm chí đe dọa tính mạng - gây dấu hiệu và triệu chứng.

dinhduonghoc.com - Tổng quan về rối loạn nhịp tim

Định nghĩa (loạn nhịp tim) xảy ra khi các xung điện trong trái tim, phối hợp nhịp tim không hoạt động đúng, làm trái tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đột xuất.

Rối loạn nhịp tim là phổ biến và thường vô hại. Hầu hết mọi người đã có thường xuyên, nhịp tim đập không đều có thể cảm thấy giống như một rung hoặc đua xe. Tuy nhiên, một số rối loạn nhịp tim có thể gây khó chịu - đôi khi thậm chí đe dọa tính mạng - gây dấu hiệu và triệu chứng.

Điều trị rối loạn nhịp tim thường có thể kiểm soát hoặc loại trừ các rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, do rối loạn nhịp tim rắc rối thường làm tồi tệ hơn - hoặc thậm chí còn gây ra một trái tim yếu đuối hoặc bị hư hỏng, có thể làm giảm nguy cơ loạn nhịp tim bằng cách áp dụng một lối sống lành mạnh cho tim.

 

Nguyên nhân và cách phòng tránh

Hoạt động bình thường của tim sẽ bị ảnh hưởng khi một trong ba thành phần: cơ tim, van tim, hệ thần kinh tim tổn thương. Tổn thương hệ thần kinh tim làm xung động dẫn truyền trong quả tim bị rối loạn, dẫn đến các buồng tim co bóp không theo tuần tự. Máu được hút đẩy không đều trong quả tim gây hậu quả là máu ứ lại trong tim đồng thời máu không được cung cấp đầy đủ ra hệ tuần hoàn gây ra rối loạn nhịp tim.

Các biểu hiện của rối loạn nhịp tim

Một số rối loạn nhịp tim không gây biểu hiện gì, tuy nhiên phần lớn các bệnh rối loạn nhịp tim đều có các biểu hiện rất rõ bằng các dấu hiệu:

Với loạn nhịp tim nhanh và nhịp không đều

Hồi hộp, đánh trống ngực: nhịp tim đập dồn dập hoặc đập tăng dần.Hụt hẫng: nhịp tim đập cách quãng trong giây lát.

Khó thở - thở nhanh nông: nhịp tim đập loạn xạ, hay nhiều nhịp cách quãng xuất hiện trong thời gian ngắn.

Một số biểu hiện hay gặp khác: đau ngực, choáng váng, hoa mắt, đau đầu nhẹ dai dẳng.

Khi nhịp tim đột ngột đập nhanh loạn xạ có thể là báo hiệu của rung thất đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Với loạn nhịp tim chậm

Các biểu hiện kín đáo hơn: mệt mỏi triền miên, hoa mắt choáng váng, đau đầu nhẹ dai dẳng, có thể ngất. Phần lớn các bệnh nhân rối loạn nhịp tim bị ngất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên đôi khi người bệnh thấy được một số biểu hiện báo trước: hoa mắt, chóng mặt; nhìn thấy quầng xanh trước mắt; vã mồ hôi; nôn hoặc buồn nôn; chướng bụng; đánh trống ngực; đau đầu; lú lẫn hay khó diễn đạt suy nghĩ.

Nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim

Mọi người đều từng trải qua cảm giác tim của mình đập rối loạn trong một khoảnh khắc nào đó, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng cũng có những rối loạn nhịp tim tồn tại, ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm đến cuộc sống do đó cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim có thể chia ra là nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải:

Nguyên nhân bẩm sinh: Biểu hiện bệnh có thể từ nhỏ hoặc xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc sống.

Nguyên nhân mắc phải: bệnh lý cơ tim, van tim và một số nguyên nhân khác tác động tới hệ thần kinh tim, dẫn tới các hoạt động bất thường của hệ thần kinh tim.

Một số rối loạn nhịp tim hay gặp

Rối loạn nhịp nhanh trên thất, có thể gặp các biểu hiện như:

Nhịp nhanh nhĩ: Xuất hiện một ổ phát nhịp khác với nút xoang ở tâm nhĩ, nó phát ra các xung động lấn át xung động từ nút xoang làm tim đập rất nhanh, không đều.

Rung nhĩ: Tâm nhĩ co bóp loạn xạ và rất nhanh lên đến trên 350 nhịp/phút, đồng thời làm cho tâm thất co bóp nhanh và không đều. Loạn nhịp này dễ dẫn đến các rối loạn nhịp khác. Rung nhĩ gây biểu hiện mệt mỏi mạn tính, suy tim ứ máu và nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với người không bị rung nhĩ.

Cuồng nhĩ: Là tình trạng tâm nhĩ đập rất nhanh, thậm chí lên đến 300 nhịp/phút và hậu quả là tim đập rất nhanh và không đều.

Nhịp xoang nhanh: Nhịp xoang nhanh thường gặp trong lúc lo lắng hay tập luyện, khi nghỉ ngơi thì nhịp sẽ trở lại bình thường. Trong một số bệnh như sốt cao, thiếu máu hay cường tuyến giáp cũng có nhịp nhanh xoang và khi bệnh được điều trị nhịp tim cũng sẽ trở lại bình thường.Nhịp nhanh thất do rung thất.

Rối loạn nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất tự phát: Do một nhóm tế bào tại tâm thất phát ra xung động kích thích tâm thất co bóp, làm tâm thất co bóp không đều với tâm nhĩ.

Nhịp nhanh thất do bệnh tim thiếu máu cục bộ: Vùng cơ tim bị thiếu máu trong bệnh mạch vành gây ra vết sẹo, vết sẹo này tạo nên những đường dẫn truyền xung động bất thường trong tâm thất, kích thích tâm thất co bóp mà không cần xung động từ tâm nhĩ chuyển xuống.

Với hai tổn thương trên, tâm thất đều co bóp khi chưa chứa đủ máu, do đó tim đập rất nhanh mà máu vẫn không được bơm đủ ra hệ tuần hoàn. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, thở nhanh. Nếu không điều trị kịp thời dễ xuất hiện rung thất.

Rối loạn nhịp chậm

Khi nhịp tim chậm xuống dưới 60 nhịp/phút, có nguy cơ không cung cấp đủ máu ra hệ tuần hoàn, tuy nhiên với những người thường xuyên hoạt động thể thao, nhịp tim của họ có thể thấp dưới 60 nhịp/phút.

Rối loạn nhịp chậm có thể không gây biểu hiện gì rõ rệt, có thể xuất hiện những biểu hiện sau: mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, thở nông, hoặc ngất.

Rối loạn nhịp chậm chia ra hai loại chính:

- Suy yếu nút xoang: Suy yếu nút xoang không phải là một bệnh đặc trưng, nó thể hiện bằng một nhóm các triệu chứng thể hiện nút xoang không duy trì hoạt động bình thường. Nhịp tim có thể chuyển luân phiên từ rối loạn nhịp chậm sang nhịp nhanh.

- Blốc nhĩ thất: Blốc nhĩ thất là hiện tượng xung động bị cản trở khi đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

Về điều trị: Tùy theo từng nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim mà có cách điều trị như: dùng thuốc, can thiệp tim mạch hay phẫu thuật. Dù là phương pháp điều trị nào thì bệnh nhân cũng phải thực hiện các thói quen tốt trong cuộc sống như: tập luyện, không hút thuốc lá, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Phòng tránh rối loạn nhịp tim bằng cách nào?

- Lựa chọn một thói quen sống tốt: tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.

- Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

- Điều trị tốt các bệnh lý liên quan: bệnh xơ vữa mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp...

 

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Vừa qua, Bệnh viện (BV) Nguyễn Trãi (TP.HCM) đã triển khai một phương pháp mới trong điều trị rối loạn nhịp tim - phương pháp điện sinh lý học can thiệp.

Kỹ thuật khó

Vì là kỹ thuật khó, lần đầu áp dụng, nên hai ca chữa trị đầu tiên bằng phương pháp điện sinh lý học can thiệp tại BV Nguyễn Trãi (TP.HCM) có sự hỗ trợ chuyên môn từ các bác sĩ của Viện Tim mạch VN (BV Bạch Mai, Hà Nội). Hai bệnh nhân gồm: L.T.K.Q (48 tuổi) bị hội chứng W.P.W (Wolf Parkinson White - là một trong những bệnh lý thuộc rối loạn nhịp tim). Căn bệnh làm cho bà Q. hay bị hồi hộp, đánh trống ngực, mệt..., và bệnh nhân H.Đ.V (75 tuổi) bị bệnh cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, biểu hiện các triệu chứng: tim đập nhanh, thường bị hồi hộp...

Tiến sĩ Phạm Quốc Khánh - Phó chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp VN - người tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho các bác sĩ khoa Tim mạch của BV Nguyễn Trãi để thực hiện những ca đầu tiên, trình bày về phương pháp chữa trị này như sau: Phương pháp điện sinh lý học can thiệp được áp dụng lần đầu tiên tại Mỹ trên một bệnh nhân mắc hội chứng W.P.W (W.P.W là hội chứng bẩm sinh, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nó gây ra các cơn nhịp tim rất nhanh, nếu để lâu có thể dẫn đến suy tim, và có thể gây đột tử). Sau đó phương pháp này được áp dụng tại các nước châu Âu, rồi qua châu Á...

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý rất phổ biến, là một tình huống cấp cứu tim mạch rất thường gặp. Tử vong do rối loạn nhịp tim chiếm khoảng 38% trong số những trường hợp bị tử vong bởi các bệnh lý về tim mạch. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, có thể gặp ở trẻ mới sanh.

Có tình huống người bệnh đang ở nhà bị chết đột ngột - còn gọi là đột tử, mà nguyên nhân phần lớn là do rối loạn nhịp tim (đột tử phổ biến nhất là do bệnh mạch vành dẫn đến nhồi máu cơ tim, mà nhồi máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn nhịp tim). Cũng có những trường hợp loạn nhịp nhưng không nguy hiểm lắm.

Còn tại VN, phương pháp này được áp dụng lần đầu ở Viện Tim mạch VN (BV Bạch Mai, Hà Nội), cũng trên một bệnh nhân mắc hội chứng W.P.W. Vì đây là một kỹ thuật rất khó, phức tạp trong số những kỹ thuật can thiệp tim mạch học, khó hơn cả kỹ thuật đặt Stent nong mạch vành, đòi hỏi bác sĩ phải nắm vững về lý thuyết lẫn kỹ thuật, nên chưa được nhiều BV trong nước triển khai rộng rãi. Đến nay, hiện có hai BV thuộc Bộ Y tế là Bạch Mai và Thống Nhất cùng BV Nguyễn Trãi (thuộc Sở Y tế, TP.HCM) áp dụng phương pháp này.

Lập bản đồ điện học nội mạc của tim

Để điều trị những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp điện sinh lý học can thiệp, bác sĩ sẽ đưa các điện cực vào trong buồng tim người bệnh, đo các hoạt động điện trong buồng tim dựa trên mối tương quan của các hoạt động điện ở buồng tim để lập nên bản đồ điện học nội mạc của tim, nhờ đó sẽ xác định chính xác những vị trí bất thường ở tim, mà nó gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim.

Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng sóng radio thông qua đầu các điện cực trong buồng tim để triệt bỏ những vị trí bất thường đó - nguyên tắc điều trị của phương pháp này là như thế. Theo tiến sĩ Phạm Quốc Khánh, phương pháp này không cần gây mê, mà chỉ gây tê tại chỗ (người bệnh vẫn tỉnh táo trong lúc bác sĩ thao tác), và chỉ cần điều trị một lần duy nhất, mỗi lần bình quân vài giờ đồng hồ, tỷ lệ thành công của phương pháp điện sinh lý học can thiệp trong điều trị loạn nhịp rất cao. Nếu điều trị bằng phương pháp điện sinh lý học can thiệp thất bại, thì người bệnh cần phải được chuyển qua điều trị nội như trước.

Điện sinh lý học can thiệp không áp dụng được cho những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim có kèm theo bệnh lý nặng khác; đồng thời cũng có một tỷ lệ tai biến, nhưng rất nhỏ, thống kê cho thấy, tỷ lệ tai biến của phương pháp điện sinh lý học can thiệp chỉ bằng 1/20 so với phương pháp chữa trị bằng thuốc.

 

Món ăn cho người rối loạn nhịp tim

Theo y học cổ truyền, ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống là yếu tố quan trọng trong điều trị rối loạn nhịp tim.

Tránh rượu và thuốc lá

Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân các thể bệnh sau đây để điều trị: khi âm lưỡng hư, âm hư hỏa vượng, tâm tỳ lưỡng hư và tỳ thận dương hư. Loạn nhịp có thể quy về phạm trù bệnh “tâm quý” của y học cổ truyền: chủ yếu là dung lượng khí không đủ, âm huyết khuy tổn, tâm không được nuôi dưỡng, hoặc đàm ẩn nội đình, ứ huyết trở trệ, mạch tim bất ổn đưa đến. Bệnh biến đổi trong tim, đặc điểm của triệu chứng là cả hư lẫn thực, nhưng hư là chính. Phương pháp thường dùng trị liệu là bổ ích khí huyết, điều lý âm dương, hóa đờm địch ẩm, hoạt huyết hóa ứ, dưỡng tâm an thần. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống là yếu tố quan trọng để điều trị rối loạn nhịp tim.

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra loạn nhịp tim, người bệnh cần tuân theo những nguyên tắc ăn uống khác nhau như: người bị tâm lực suy kiệt hạn chế ăn muối, nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa; người mắc bệnh động mạch vành, nên ăn những thức ăn ít cholesterol, ít lipid. Ngoài ra, người bị loạn nhịp chú ý kỵ hút thuốc và uống nhiều rượu.

Những món dùng

Loạn nhịp dạng khí huyết lưỡng hư thường được nhận thấy do các triệu chứng như: run sợ do tim khí đoản, chóng mặt, mắt mờ, sắc mặt không tốt, mệt mỏi lao lực, tâm phiền không ngủ được, mộng nhiều... Nên dùng các món dưới đây:

* Táo đỏ đảng sâm hầm bào ngư: táo đỏ 10 trái, đảng sâm 10g, bào ngư 100g, canh gà 400 ml, cải non 100g, rượu 10g, hành 5g, gừng 5g, muối 5g, dầu ăn 30g. Táo đỏ bỏ hột, rửa sạch; đảng sâm cắt miếng; bào ngư rửa sạch, cắt miếng, cải rửa sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát. Để chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng cho táo, đảng sâm, gừng, hành vào xào sơ, đổ canh gà, bào ngư, rượu, muối, cải vào, rồi vặn lửa nhỏ nấu thêm 25 phút thì dùng được. Ngày dùng 1 lần, dùng trong bữa ăn chính, hoặc chia liều trên thành 2 lần trong ngày.

* Táo đỏ đảng sâm hầm hải sâm: táo đỏ 10 trái, đảng sâm 10g, hải sâm 50g, nấm mèo 30g, cà rốt 100g, rượu 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 5g, canh gà 300 ml, dầu ăn 50g. Táo đỏ bỏ hột, hải sâm, nấm mèo ngâm cho nở, cắt thành miếng, cà rốt cắt khúc khoảng 4 cm; hành cắt khúc; gừng đập dập. Để chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng cho hành, gừng vào phi cho thơm, rồi bỏ hải sâm, rượu, muối, đảng sâm, táo đỏ, nấm mèo, cà rốt vào, xào đều, đổ canh gà vào, vặn lửa nhỏ lại hầm cho chín. Ngày dùng 1 lần.

* Rượu sâm đỏ câu kỷ: táo đỏ 10 trái, sâm đỏ 10g, câu kỷ 20g, sơn tra 20g, rượu nếp 500g. Táo đỏ bỏ hột, sâm đỏ cắt miếng, câu kỷ rửa sạch; sơn tra bỏ hột. Bỏ táo đỏ, sâm đỏ, câu kỷ vào rượu, đậy nắp bình cho kín, mỗi ngày lắc 1 lần, ngâm 20 ngày thì được. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 15 ml.

* Canh hoàng kỳ nấm hương: hoàng kỳ 10g, đương quy 10g, hồng hoa 6g, nấm hương 100g, rượu 10g, gừng 5g, muối 5g, hành 10g, tiêu xay 3g, canh gà 100 ml. Nấm hương rửa sạch, để vào thau, đổ nước nóng khoảng 50oC vào ngâm, khoảng 30 phút thì vớt ra, bỏ rễ, cắt miếng mỏng; gừng cắt lát; hành cắt khúc; hoàng kỳ cắt miếng; đương quy cắt khúc dài khoảng 4 cm; hồng hoa rửa sạch, rồi bỏ tất cả vào nồi và đổ canh gà vào. Nấu sôi bằng lửa lớn, vặn lửa nhỏ hầm thêm 25 phút thì dùng được. Ngày 1 lần dùng trong bữa ăn chính.

* Cháo thủ ô táo đỏ: hà thủ ô 10g, táo đỏ 10 trái, đảng sâm 15g, gạo 100g, đường 30g. Hà thủ ô sấy khô, tán thành bột, táo rửa sạch, bỏ hột; đảng sâm cắt miếng, gạo vo sạch. Bỏ gạo, hà thủ ô, táo vào nồi đổ vào một lượng nước vừa đủ, rồi bỏ đảng sâm vào. Nấu sôi bằng lửa lớn, vặn lửa nhỏ lại nấu thêm 30 phút, rồi bỏ đường vào khuấy đều, nấu cho gạo nở hết thì dùng được.

Ngày 1 lần, dùng thay bữa ăn sáng, mỗi lần ăn 50g cháo.