Mặc dù u tim có thể thấy ở bất kì độ tuổi nào nhưng phổ biến hơn từ 30 đến 60 và thường gặp hơn ở nữ, có khi mang tính gia đình.

Khối u ở tim hiếm gặp, vị trí có thể ở cơ tim, nội tâm mạc (lớp màng lót bên trong tim) hoặc ngoại tâm mạc (lớp màng bao bọc bên ngoài tim). U ác tính nguyên phát ở tim cực kì hiếm và xảy ra phần lớn ở trẻ em, thường là loại u sacôm. 75% các khối u nguyên phát ở tim là lành tính, thường nhất là u nhầy, chiếm hơn một nửa số trường hợp. Đa số u nhầy xuất hiện ở nhĩ trái mặc dù có thể ở tất cả các buồng tim. Các khối u lành tính khác, cấu thành bởi tổ chức cơ và mỡ hoặc nang màng ngoài tim nhìn chung hiếm. Khi một khối u xuất hiện ở tim thì nhiều khả năng chúng là thứ phát từ một nơi nào đó di căn tới tim.

Đối tượng mắc bệnh

Mặc dù u tim có thể thấy ở bất kì độ tuổi nào nhưng phổ biến hơn từ 30 đến 60 và thường gặp hơn ở nữ, có khi mang tính gia đình.

dinhduonghoc.com - U tim và những điều nên biết

U tim có thể thấy ở bất kì độ tuổi nào nhưng phổ biến hơn từ 30 đến 60 và thường gặp hơn ở nữ

 U tim thứ phát nhiều khả năng do di căn từ ung thư phổi, ung thư vú, u lymphô hoặc u hắc tố ác tính.

Triệu chứng

Tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước khối u, có thể bao gồm đau ngực, đánh trống ngực, sốt, sút cân. Đôi khi gặp các dấu hiệu suy tim như khó thở, mệt mỏi… Một số trường hợp không có triệu chứng.

Chẩn đoán

dinhduonghoc.com - U tim và những điều nên biết

Chẩn đoán u tim thường khó.

Chẩn đoán u tim thường khó. Một số dấu hiệu như tiếng thổi ở tim (hay gặp trong u nhầy) có thể nghe thấy khi khám lâm sàng. Một vài trường hợp không có triệu chứng được phát hiện khi kiểm tra X quang định kì thấy bóng tim to. Có thể tiến hành ghi điện tâm đồ, làm siêu âm tim và thông tim (trong một số trường hợp) để chẩn đoán xác định.

Điều trị

U nhầy thường được điều trị triệt để bằng phẫu thuật. Khối u màng ngoài tim cũng cần được xử trí ngoại khoa. Phẫu thuật khối u ở cơ tim ít khả năng thành công hơn, nhưng có thể. Đối với khối u ác tính di căn từ nơi khác đến tim, chỉ nên áp dụng các phương pháp điều trị tạm thời, bao gồm chiếu tia xạ và sử dụng hoá chất nhằm làm chậm sự phát triển hoặc làm giảm kích thước khối u.

Biến chứng

Khối u nhầy có thể gây cản trở dòng máu chảy trong tim (đặc biệt ở van hai lá) và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông dẫn tới đột quỵ hoặc ngất. Khối u ác tính nguyên phát ở tim thường gây ra suy tim ứ huyết, tràn dịch màng ngoài tim, rối loạn nhịp và blốc tim. Tiên lượng của các khối u ác tính ở tim thường xấu.

Dự phòng

U tim không có biện pháp dự phòng. Việc phát hiện sớm bằng theo dõi và khám sức khoẻ định kì giúp điều trị sớm các khối u trước khi chúng di căn đến tim.

 

Cảnh giác với bệnh u tim

Theo các bác sĩ, khối u ở tim tuy hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và không thể dự phòng. Bệnh nhân rơi vào tình trạng rất xấu nếu chậm phát hiện.

Theo thạc sĩ Phan Đình Phong, Viện Tim mạch Quốc gia, khối u có thể gặp ở cơ tim, nội tâm mạc (lớp màng lót bên trong tim) hoặc ngoại tâm mạc (lớp màng bao bọc bên ngoài tim). U ác tính nguyên phát ở tim cực kỳ hiếm và xảy ra phần lớn trên trẻ em. 75% các khối u nguyên phát ở tim là lành tính, thường gặp nhất là u nhầy (xuất hiện ở lứa tuổi 30 - 60 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam).

Khối u tim đường kính lớn nhất từ trước đến nay

Bệnh nhân Nguyễn Thị Nhị, 54 tuổi, ở xóm Lâm Hòa, Giao Lâm, Giao Thủy, Nam Định, được chuyển đến cấp cứu tại Viện Tim Hà Nội trong tình trạng nguy kịch, sốt cao, khó thở, niêm mạc nhợt nhạt, ho, phù toàn thân và ngất khi thay đổi tư thế.... Kết quả xét nghiệm cho thấy tim có khối u lan hết thất trái, nhĩ trái, sa vào hai lá gan, cản trở hoàn toàn đường vận chuyển máu vào tĩnh mạch phổi xuống thất trái dưới, khiến máu không về được tim, gây khó thở, phù phổi cấp... Đặc biệt, bệnh nhân còn bị suy gan, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa.

Theo người nhà bệnh nhân, cách đó hai tháng, trong một buổi đi làm đồng, bà Nhị bị ngất đột ngột rồi tỉnh, sau đó bị mệt nhiều, ho khan, khó thở và sốt, thỉnh thoảng bị ngất. Gia đình đưa tới bệnh viện huyện điều trị nhưng không giảm.

Thạc sĩ Ngô Chí Hiếu, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Tim Hà Nội, cho biết với kết quả xét nghiệm này, các bác sĩ rất lo ngại bởi nếu không mổ, bệnh nhân sẽ tử vong, nhưng mổ thì tính mạng của bà cũng ở mức “ngàn cân treo sợi tóc”. Sau khi hội chẩn, ca mổ được tiến hành. Các bác sĩ vô cùng bất ngờ khi khối u có kích thước 77 x 43 mm, khối u tim to nhất từ trước tới nay được ghi nhận. Kết quả sinh thiết tế bào cho thấy đây là khối ung thư. Ung thư tim là bệnh rất hiếm gặp, số người mắc chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

15% bệnh nhân u tim bị đột tử

Theo các chuyên gia y tế, ở tim ngoài u nhầy còn có các khối u lành tính khác, cấu thành bởi tổ chức cơ và mỡ hoặc nang màng ngoài tim. Khi một khối u xuất hiện ở tim, có nhiều khả năng là thứ phát từ một nơi nào đó (ung thư phổi, ung thư vú, u lympho hoặc u hắc tố ác tính) di căn tới tim. Sự nguy hiểm là ở chỗ bệnh tiến triển rất âm thầm, nạn nhân thường không biết nên khi đến bệnh viện thì đã ở giai đoạn cuối.

Theo thạc sĩ Hiếu, có tới 15% bệnh nhân u tim bị đột tử do u nhầy làm tắc cấp tính van hai lá hoặc mạch vành. Các khối u khác, đặc biệt là u ác tính di căn từ nơi khác đến tim, thường gây ra suy tim ứ huyết, tràn dịch màng ngoài tim, rối loạn nhịp và blốc tim. Tiên lượng rất xấu, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.

Các chuyên gia cảnh báo, u ở tim không có biện pháp dự phòng. Khi mắc, bệnh nhân thường thấy đau ngực, đánh trống ngực, sốt, sút cân, khó thở, mệt mỏi… Một số trường hợp không có triệu chứng và chỉ được xác định khi làm điện tâm đồ. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng trên, đặc biệt là ngất khi thay đổi tư thế, nên đi khám để phát hiện bệnh sớm, tránh để u to mới biết bệnh. Nếu u được phát hiện ở giai đoạn sớm, việc phẫu thuật cắt bỏ hoặc dùng hóa chất, xạ trị sẽ đem lại kết quả khá tốt.