Móng tay bị khô, giòn, thường bị nứt là các biểu hiện của bệnh về tuyến giáp. Nếu vết nứt kết hợp với màu vàng có thể móng tay bị nhiễm nấm. Nếu móng tay có nhiều màu trắng với viền sẫm màu hơn, có thể là dấu hiệu của những bệnh về gan, như viêm gan. Bởi đó, có thể dựa vào các dấu hiện này mà kịp thời đi khám bệnh và điều trị dứt điểm.

Vì sao móng tay bị nứt, gãy?

Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu cũng là một trong các nguyên nhân làm cho móng tay bị ảnh hưởng theo vì không có đủ dinh dưỡng cần cho sự phát triển tối thiểu,  làm cho móng dễ bị giòn, gẫy, nứt nẻ.

Kể cả móng bị ướt hay khô quá đều có thể dẫn tới việc móng trở nên yếu ớt hơn. Thiếu độ ẩm móng sẽ làm khô, trắng, nứt nẻ.

Sơn móng tay và các sản phẩm tẩy màu móng cũng độc hại như hóa chất mạnh. Acetone có thể làm bề mặt móng trở nên vô cùng khô, yếu, mất độ bóng khỏe.

Cách khắc phục tình trạng móng tay bị nứt, gãy

Trong trường hợp móng tay nứt,  gãy bởi vì thiếu máu, nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt vào thực đơn hàng ngày như: thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, hải sản, rau lá xanh, ngũ cốc (đặc biệt là yến mạch), lòng đỏ trứng…

Hạn chế tiếp xúc nhiều với nước bằng cách đeo găng tay khi tay bạn giặt giũ, rửa bát, làm việc nhà… và tránh tắm quá lâu.

Những chất tẩy rửa gia dụng thường tiếp xúc trực tiếp cũng là nguyên nhân quan trọng làm da bàn tay và móng tay của bạn bị chất kiềm hay axit mạnh tác động, dẫn tới những loại bệnh về móng. Cần phải chăm sóc móng đều đặn bằng cách ngâm tay với nước muối ấm trong 5 phút rồi lau khô bằng khăn mềm sạch, và thoa kem dưỡng ẩm dành cho da tay lên tay và móng hằng ngày.

Nên hạn chế dùng sơn móng tay càng nhiều càng tốt.