Xương - Dinh dưỡng cho bệnh loãng xương
Loãng xương typ II thường xảy ra khi phụ nữ mãn kinh từ 5 tới 15 năm, tình trạng loãng xương thường gặp ở các xương xốp, đặc biệt là cột sống, dẫn đến bị gù, cong, vẹo và đau lưng. Sau 70 tuổi, thì cả hai giới, mức độ loãng xương càng cao, tổn thương tập trung ở các xương dài, hậu quả dễ dàng làm gãy chi. Ngoài ra, loãng xương ở tay chân còn gây ra mối nguy hại khác là dễ bị gãy xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay lúc té ngã hoặc thậm chí chỉ là cử động sai lệch như chống tay hay xoay mạnh chân.
Loãng xương ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Các dấu hiệu: còng lưng, đau lưng làm người bệnh gặp bất cập trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc và cảm giác mình già yếu hơn. Bởi vậy, trong sinh hoạt, người bệnh cần cẩn thận lúc đi lại, đặc biệt là ở những nơi trơn trượt tránh để bị ngã, không nên khuân vác nặng gây ảnh hưởng tới cột sống.
Chế độ ăn cho người bị loãng xương:
Thịt, cá, trứng, sữa, cua ốc... là những thực phẩm giàu dinh dưỡng
Nên đọc kỹ nhãn thực phẩm và thuốc bổ chứa vitamin A để tránh hấp thụ quá nhiều vitamin này. Bạn nên chọn viên vitamin tổng hợp mà ít nhất 20% hàm lượng vitamin A là từ beta-carotene, không gây hại đến xương như retinol. Ngoài ra, bạn nên chọn loại vitamin tổng hợp chứa 2.500 IU vitamin A, không nên uống loại chứa 5.000 IU vitamin này.
Thể dục thể thao thường xuyên tốt cho sức khỏe
Nếu bạn thấy mình không hấp thụ đủ canxi, nên uống một viên bổ canxi, tốt nhất là chọn loại có thêm vitamin D, giúp tối đa hóa hấp thụ khoáng chất này. Thuốc bổ canxi có hai dạng: muối canxi (calcium citrate) và cacbonate canxi (calcium carbonate). Carbonate canxi hấp thụ tốt khi hàm lượng axít dạ dày cao, nên uống cùng với bữa ăn. Nên chia canxi làm hai lần uống mỗi ngày để tăng cường khả năng hấp thụ.
Ăn 5 bữa rau quả mỗi ngày. Một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ ăn 5 bữa rau quả mỗi ngày có độ dày xương cao hơn phụ nữ không ăn rau quả hoặc ít hơn. Rau quả giàu magiê và kali, hai dưỡng chất có vai trò khá quan trọng trong việc bảo vệ xương.
Hạn chế muối. Thừa muối natri cũng gây ra mất xương. Cơ thể thải muối qua thận và mang theo cả canxi. Lượng muối tối đa bạn cần mỗi ngày là 2.400 mg. Nên đọc kỹ nhãn hàng hóa để ước tính lượng muối. Ví dụ, một gói mì tôm chứa 800 mg muối, bằng 1/3 yêu cầu hằng ngày.