Cổ vũ, la hét, mải mê hát hò, hay do yêu cầu của công việc buộc chúng ta phải nói to, nói nhiều, nói liên tục,… có thể sẽ gây nên tình trạng mất tiếng, khản tiếng. Thế nên, để được giọng nói trong sáng, khỏe mạnh mặc dù phải nói nhiều thì chúng ta cần biết bảo vệ thanh quản đúng cách.

Giọng nói của con người phụ thuộc vào thanh quản, đường dẫn khí tương ứng với phần trên và phần giữa của cổ. Âm thanh được tạo ra khi luồng không khí đi từ phổi lên, tác động đến hai dây thanh trong thanh quản, kết hợp với lưỡi, răng, môi để tạo thành lời nói.

Thanh quản bao gồm 2 dây thanh đới, khi rung lên tạo ra âm sắc cho giọng nói, chính vì thế, mọi hiện tượng viêm hoặc kích thích thanh quản đều sẽ ảnh hưởng đến âm sắc. Thế nên, khi dây thanh bị kích ứng hay tổn thương sẽ ảnh hưởng tới giọng nói, gây khản tiếng hoặc nghiêm trọng hơn là mất tiếng.

dinhduonghoc.com - dinh duong hoc

Bệnh về thanh quản thường gặp ở những người nói nhiều.

Viêm thanh quản chủ yếu gặp ở những người làm công việc buộc phải nói nhiều, nói to như: người dẫn chương trình, ca sĩ, giáo viên, người bán hàng, cổ động viên... Biểu hiện chính để chẩn đoán viêm thanh quản là khản tiếng hay mất tiếng.

Triệu chứng đầu tiên của một đợt viêm thanh quản cấp là người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, sốt nhẹ; sau đó đau họng, có thể có ho, giọng nói bị khản, thậm chí mất tiếng.

Viêm thanh quản cấp nếu không được điều trị triệt để thì sẽ tái phát nhiều lần và sẽ chuyển sang giai đoạn mản tính, thậm chí gặp các biến chứng như hạt xơ thanh quản, polyp dây thanh,...

Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang mạn tính, xuất hiện ho khạc đờm nhầy lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó, xuất tiết vào đường thở gây ho sặc sụa.

Để phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, đầu tiên cần cho thanh quản nghỉ ngơi, tránh nói to, nói nhiều; xông hơi, uống nước ấm pha chanh hoặc mật ong. Khi bị viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, phải ngưng hút thuốc lá và uống rượu, giữ ấm cho cổ ngay cả khi thời tiết không lạnh. Đối với giáo viên, là người thường xuyên phải nói nhiều thì nên cho thanh quản nghỉ ngơi khi không lên lớp. Trong giờ giảng dạy, nên dùng các công cụ hỗ trợ như micro, loa, nhấp giọng bằng nước ấm thường xuyên sẽ giúp thanh quản không bị khô.

Để điều trị viêm thanh quản thì người bệnh sẽ được dùng một số nhóm thuốc chống viêm, kháng sinh, long đờm, giảm ho,…. Nếu xuất hiện hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh,… bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Và dùng các sản phẩm có thành phần chính như rẻ quạt (rất tốt cho các bệnh về họng, khản tiếng, mất tiếng), bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… để ngăn ngừa viêm thanh quản, ngăn tái phát.

dinhduonghoc.com - dinh duong hoc
Rẻ quạt là vị thuốc quý trong dân gian, được dùng để trị các bệnh về thanh quản.

Bên cạnh đó, nên phân bổ thời gian nói hợp lý, dùng những công cụ hỗ trợ nói (micro, loa), uống nhiều nước, đặc biệt nước trà ấm rất tốt cho thanh quản; bổ sung thêm những vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi; thường xuyên vệ sinh mũi họng, xông các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả; điều trị dứt điểm các bệnh đường hô hấp cũng như bệnh trào ngược dạ dày, thực quản; đeo khẩu trang để tránh khói bụi, cần đặc biệt lưu ý sử dụng công cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại…

Không nên cố la hét, nói to, nói nhiều, khạc nhổ sẽ gây ảnh hưởng đến thanh quản; tránh uống nước lạnh hoặc ăn những gia vị có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu,…; không uống rượu, bia, hút thuốc lá.