Đây là một bệnh cơ hội thường gặp ở những nước nhiệt đới ẩm. Cũng như các bệnh do nấm khác, nấm họng - thanh quản khó chữa vì nấm có một lớp vỏ chitin, rất khó ngấm thuốc. Vì vậy, cần điều trị dài ngày, kết hợp dùng thuốc với việc loại bỏ các yếu tố thuận lợi để bệnh phát sinh.

dinhduonghoc.com - Nấm họng là gì?

Niêm mạc vùng họng miệng, thanh quản thường có nấm candida sống hoại sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc khi thay đổi điều kiện sống tại chỗ (như mất cân bằng vi khuẩn do lạm dụng kháng sinh), nấm sẽ gây bệnh. Bệnh nấm họng - thanh quản cũng có thể xuất hiện do hít phải các bào tử nấm trong không khí hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm nấm.

Bệnh nhân thường ho kéo dài; lúc đầu ho do phản ứng dị ứng của cơ thể với bào tử nấm xâm nhập. Sau đó, do viêm nhiễm, ho chuyển sang có đờm trắng đục rồi vàng xanh. Người bệnh ngứa họng, rát họng. Khàn tiếng xuất hiện thường đột ngột, khi nói không phát ra âm sắc, chỉ nghe thấy phều phào. Triệu chứng này đôi khi xuất hiện sau đợt cảm cúm có sốt, ho, hắt hơi, chảy mũi. Các triệu chứng này thường không thuyên giảm khi sử dụng kháng sinh.

Bác sĩ khám sẽ thấy niêm mạc họng ít đỏ, lưỡi rất bẩn và hôi, rất nhiều chất nhầy phủ khắp họng, đôi khi có giả mạc. Soi thanh quản thấy có giả mạc trắng xốp dày, dai, bám chắc trên bề mặt dây thanh, khi bóc tách dễ gây chảy máu; hoặc giả mạc xám mủn giống như tổ chức hoại tử.

Có thể chẩn đoán bệnh bằng cách quệt lấy dịch ở vùng họng và lấy giả mạc ở thanh quản, soi tươi tìm bào tử nấm hoặc nuôi cấy. Trong một số trường hợp, cần sinh thiết để tìm tổn thương mô bệnh học.

Tùy theo mức độ bệnh, sức đề kháng của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và các thuốc điều trị. Dùng kháng sinh chống nấm toàn thân hoặc tại chỗ, hoặc phối hợp cả hai phương pháp (như dùng clotrimazol, nystatin, amphotericin B, fluconazol...). Tuy nhiên, hầu hết các chất có thể làm suy giảm sự xâm nhiễm của nấm cũng có tác dụng phụ nặng nề đối với cơ thể người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc chống nấm phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Hầu hết các chủng nấm hoại sinh trong đất và bệnh nấm không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác, trừ nấm candida và các loại nấm da. Dịch bệnh có thể bùng phát nhưng thường do tiếp xúc với môi trường chung. Biện pháp phòng tránh chủ yếu là vệ sinh họng thường xuyên bằng các dung dịch kiềm để tránh sự thay đổi môi trường họng, thuận lợi cho sự phát triển của nấm, thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, sử dụng thuốc đúng và hợp lý.

 

Nguyên nhân gây nấm họng

Candida là thủ phạm gây nên nấm họng, miệng. Loại nấm này thường kí sinh ở miệng, họng, đường tiêu hoá và thường không phát triển thành bệnh. Nhưng nếu gặp các yếu tố thuận lợi thì nấm Candida sẽ gây bệnh.

Bệnh nấm miệng - họng do nấm Candida thường gặp ở những người phải dùng răng giả, đeo hàm răng giả; những người vệ sinh họng - miệng kém; những người phải điều trị tia xạ vùng họng miệng…

Bệnh nấm cũng thường gặp ở những người có sức đề kháng yếu, những người bị tiểu đường, thiếu máu mạn tính, những bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt sức khoẻ và những người phải điều trị cocticoid, kháng sinh phổ rộng kéo dài.

Đặc biệt, rất hay gặp bệnh nấm họng - miệng ở những người nhiễm HIV/AIDS.

 

Điều trị bệnh nấm họng

Tùy theo mức độ bệnh, sức đề kháng của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và các thuốc điều trị.

Dùng kháng sinh chống nấm toàn thân hoặc tại chỗ, hoặc phối hợp cả hai phương pháp (như dùng clotrimazol, nystatin, amphotericin B, fluconazol...). Tuy nhiên, hầu hết các chất có thể làm suy giảm sự xâm nhiễm của nấm cũng có tác dụng phụ nặng nề đối với cơ thể người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc chống nấm phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Phải tuân thủ theo đúng lịch điều trị của bác sĩ, bởi nấm Candida thường rất dễ tái phát, do vậy, luôn phải điều trị triệt để, đủ liều, đủ thời gian; Loại bỏ các yếu tố thuận lợi và vệ sinh miệng, họng thường xuyên.

Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm Candida, cần phải kết hợp chế độ ăn uống và thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ để. Không hút thuốc lá và vệ sinh răng miệng tốt cũng là những yếu tố có thể phòng được nấm Candida.