Ruột non - Bệnh lồng ruột là gì?
Tuy nhiên, vẫn gặp một số trẻ em từ 2 - 3 tuổi bị lồng ruột. Bệnh lồng ruột có thể xảy ra bất ngờ khi một khúc ruột bên trên di chuyển rồi chui vào khúc ruột phía dưới làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột.
Biểu hiện của bệnh là trẻ khóc thét đột ngột, nôn hết thức ăn, khoảng 5 - 6 giờ sau sẽ thấy đi ngoài ra máu. Nếu trẻ được đưa đến bệnh viện điều trị sớm các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi.
Kết quả điều trị cho thấy gần như 100% trường hợp đều thành công trong 24 giờ đầu. Nhưng nếu đưa trẻ đến bệnh viện muộn sẽ bị tắc ruột, ứ đọng gây nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải trầm trọng, nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột... và phải phẫu thuật.
Với những trẻ đã bị thủng ruột, các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ cả đoạn ruột. Trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ bị tái phát. Vì vậy, khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời.
Hiện vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh lồng ruột, do vậy cũng chưa có cách phòng ngừa hữu hiệu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy do chế độ ăn dặm, thay đổi sữa đột ngột đã làm nhu động ruột của trẻ thay đổi dễ gây bệnh lồng ruột.
Để phòng bệnh, khi cho trẻ ăn dặm hay khi chuyển đổi sữa theo độ tuổi của trẻ, các bà mẹ nên cho trẻ ăn ít một rồităng dần theo nhu cầu cơ thể của trẻ.
Đừng chủ quan bệnh lồng ruột của trẻ nhỏ
Lồng ruột là một trong những căn bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng, trẻ bị lồng ruột là do người bế trẻ rung lắc trẻ quá mạnh, hoặc trẻ nô đùa quá mức. Tuy nhiên, nguyên nhân của lồng ruột không đơn giản chỉ là như vậy.
Theo lý giải của các bác sĩ, bệnh lồng ruột xảy ra khi một khúc ruột bên trên di chuyển và chui vào khúc ruột phía dưới (hoặc ngược lại) làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do kích thước của ruột non và ruột già khi còn nhỏ quá chênh lệnh nhau.
Bình thường, tưởng chừng bệnh không có gì quá nguy hiểm, nhưng nếu bệnh không được chẩn đoán sớm và cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử ruột gây viêm phúc mạc và tử vong.
Vì vậy, các bậc phụ huynh có con nhỏ không nên chủ quan và cần nắm rõ được 4 triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ còn bú:
1. Khóc thét từng cơn
Trong cơn khóc, trẻ ưỡn người, bỏ bú, khóc kéo dài độ vài phút sau đó nằm yên 10-15 phút lại tỉnh dậy, có thể bú một ít rồi lại khóc tiếp. Trẻ khóc là do cơn đau bụng dữ dội.
2. Nôn mửa
Ở giai đoạn sớm, trẻ nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hóa. Ở giai đoạn muộn trẻ nôn ra mật xanh vàng, sau đó nôn ra dịch dạng phân.
3. Đi ngoài ra máu
Trẻ bị lồng ruột đi ngoài ra phân có chất nhầy giống hoặc có máu đỏ sẫm. Thông thường, sau 4-12 tiếng bị lồng ruột là trẻ đi ngoài ra máu.
4. Bụng nổi cục
Khi trẻ nằm yên, sờ tay vào dưới bụng phải hoặc trên rốn có thể thấy một khối nổi lên, trơn nhẵn, không cứng, đó là khối lồng của ruột.
Tóm lại, nếu thấy trẻ có 4 triệu chứng kể trên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời vì lồng ruột cấp tính không thể tự tháo ra được.
Phòng bệnh lồng ruột cho trẻ
Số trẻ mắc bệnh lồng ruột đang có xu hướng tăng cao. Bệnhthường gặp nhiều ở trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi và nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi. Bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái.
Tuy nhiên, vẫn gặp một số trẻ em từ 2 - 3 tuổi bị lồng ruột. Bệnh lồng ruột có thể xảy ra bất ngờ khi một khúc ruột bên trên di chuyển rồi chui vào khúc ruột phía dướilàm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột.
Biểu hiện của bệnh là trẻ khóc thét đột ngột, nôn hết thức ăn, khoảng 5 - 6 giờ sau sẽ thấy đi ngoài ra máu. Nếu trẻ được đưa đến bệnh viện điều trị sớm các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi.
Kết quả điều trị cho thấy gần như 100% trường hợp đều thành công trong 24 giờ đầu. Nhưng nếu đưa trẻ đến bệnh viện muộn sẽ bị tắc ruột, ứ đọng gây nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải trầm trọng, nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột... và phải phẫu thuật.
Với những trẻ đã bị thủng ruột, các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ cả đoạn ruột. Trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ bị tái phát. Vì vậy, khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời.
Hiện vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh lồng ruột, do vậy cũng chưa có cách phòng ngừa hữu hiệu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy do chế độ ăn dặm, thay đổi sữa đột ngột đã làm nhu động ruột của trẻ thay đổi dễ gây bệnh lồng ruột.
Để phòng bệnh, khi cho trẻ ăn dặm hay khi chuyển đổi sữa theo độ tuổi của trẻ, các bà mẹ nên cho trẻ ăn ít một rồităng dần theo nhu cầu cơ thể của trẻ.