Viêm tá tràng thường được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi, máy chụp được đưa vào tận sâu trong dạ dày và phần đầu của ruột non. Điều này có thể gây đau hoặc chảy máu tại bộ phận ruột. Nó cũng giống như bệnh loét dạ dày – tá tràng nhưng ít nghiêm trọng hơn. Điều trị viêm tá tràng cũng giống với cách điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng.
Triệu chứng của viêm tá tràng giống với các triệu chứng của loét dạ dày – tá tràng hoặc loét tá tràng.
Có thể cảm thấy đau bụng, chảy máu ruột, buồn nôn, nôn, cảm giác mất ngon, tắc ruột.
Viêm tá tràng thường do những tác nhân làm sưng tấy thành ruột.
Các thành phần như: asprin, các loại thuốc kháng viêm không steroidal, các chất có nồng độ axit cao đều có thể dẫn đến nguy cơ viêm tá tràng.
Viêm tá tràng thường được chẩn đoán bằng nội soi. Bác sĩ có thể nhìn sâu vào phần đầu của ruột non hay còn gọi là tá tràng và xem xét các chứng đau.
Thường thì sẽ thấy xuất hiện vết đỏ hoặc các nốt sưng phồng lên trên thành ruột non.
Đôi khi có thể nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện những chỗ bị rộp, bị ăn mòn trên thành ruột và bị chảy máu. Dấu hiệu này chứng tỏ bệnh không còn đơn thuần là viêm tá tràng mà đôi khi người ta
gọi nó là viêm tá tràng ăn mòn.
- Nếu là viêm nặng, có thể dẫn tới tắc ruột, tuy nhiên hiện tượng này rất ít xảy ra.
- Ngoài ra có thể tìm hiểu thêm qua bệnh loét dạ dày – tá tràng.
Những điều cần biết về thuốc trị viêm loét dạ dày - Tá tràng
Cho tới nay, cơ chế bệnh sinh VLDDTT vẫn chưa biết rõ hoàn toàn. Một nguyên nhân được đa số các nhà chuyên môn chấp nhận là do có sự mất cân bằng giữa quá trình huỷ hoại và quá trình bảo vệ niêm mạc dạ dày - tá tràng. Hai quá trình đó được kể như sau:
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDDTT)?
- Quá trình huỷ hoại niêm mạc: Tạo ra bởi acid, pepsin chứa trong dịch vị có trong cơ thể chúng ta, rượu, thuốc chống viêm không steroid (như aspirin) từ ngoài đưa vào, vi khuẩn có tên Helicobacter pylori sống trên niêm mạc dạ dày và gây tổn hại niêm mạc.
- Quá trình bảo vệ niêm mạc: Tạo ra bởi chất nhầy chứa natri bicarbonat (NaHCO3) tiết ra bởi tế bào nhầy ở dạ dày có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc.
Đối với người khoẻ mạnh, có sự cân bằng giữa hai quá trình. Khi có sự mất cân bằng (như acid dịch vị tiết ra nhiều quá hay chất nhầy bảo vệ tiết ra không đủ), quá trình huỷ hoại lớn hơn sẽ có khả năng bị viêm loét.
Các thuốc trị VLDDTT gồm những thuốc nào?
Gồm các loại thuốc sau:
Các thuốc kháng acid:
Là các hợp chất vô cơ có khả năng trung hoà acid HCl, làm giảm độ chua của dịch vị. Trước đây có dùng natri carbonat (NaHCO3, còn gọi thuốc tiêu mặn), hoặc calci carbonat (CaCO3) ngày nay ít dùng. Hiện nay thường dùng nhôm hydroxyd Al (OH)3, magnesi hydroxyd Mg(OH)2 hoặc các muối của Mg, Al ở dạng phosphat, carbonat, trisilicat...
Các thuốc kháng histamin ở thụ thể H2:
Là thuốc đối kháng tương tranh với histamin tại thụ thể H2 nằm trên màng tế bào đảm nhận việc tiết ra acid ở dạ dày, histamin không gắn được vào thụ thể làm cho dạ dày không tiết ra acid. Gồm có: cimetidin, ranitidin, famotidin...
Các thuốc ức chế “bơm proton”:
Là thuốc có tác dụng ức chế một chất có tên là “bơm proton” (thực chất là một enzyme có tên H+K+ATPase) nằm ở màng tế bào đảm nhận việc tiết acid ở dạ dày. “Bơm proton” không hoạt động, acid không thể thoát ra khỏi tế bào để đổ vào lòng dạ dày tạo độ chua của dịch vị. Đang sử dụng: omeprazol, lansoprazol, pantoprazol. Thuốc mới: rabeprazol, esomeprazol.
Thuốc là dẫn chất prostaglandin:
Điển hình của thuốc nhóm này là misoprostol. Không dùng điều trị mà được chỉ định phòng ngừa viêm loét dạ dày - tá tràng do phải sử dụng dài hạn thuốc chống viêm không steroid (aspirin, ibuprofen, diclofenac...).
Thuốc là sucralfat:
Tên thuốc là tóm tắt của sucrose aluminium sulfate để chỉ đây là hợp chất kết hợp đường (saccharose hay sucrose), nhôm hydroxyd và các gốc sulfat.
Khi uống vào dạ dày, sucralfat biến thành chất nhầy bao phủ niêm mạc và cho tác dụng bảo vệ.
Thuốc là hợp chất bismuth:
Trước đây khá lâu, nhiều hợp chất bismuth được sử dụng nhưng rồi bị cấm do tích luỹ gây độc cho não. Hiện nay có 2 hợp chất bismuth được dùng (tuy nhiên, một số nước châu Âu vẫn không dùng): bismuth subsalicylat, tripotassium dicitrato bismuthate (viết tắt: TDB, CBS).
Bismuth có tác dụng kháng khuẩn Helicobacter pylori.
Ngoài các thuốc kể trên, trong điều trị VLDDTT, người bệnh còn có thể được chỉ định dùng thuốc hỗ trợ để giúp việc điều trị tốt hơn:
- Thuốc an thần chống stress: diazepam, sulpirid.
- Thuốc chống co thắt nhằm giảm đau: atropin, Buscopan, No-spa...
Hiện nay có dùng phác đồ phối hợp kháng sinh để trị VLDDTT?
Do phát hiện vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (HP) trong đa số trường hợp bị VLDDTT (70-90%) nên trong điều trị có đặt vấn đề tiệt trừ vi khuẩn này. Có một số ghi nhận như sau:
- Chỉ có một số kháng sinh có hiệu quả (tetracyclin, amoxicillin, metronidazol, tinidazol, furazolidon, clarithromycin).
- Không được dùng một kháng sinh đơn độc mà phải kết hợp hai kháng sinh trở lên.
- Các phác đồ điều trị bằng kháng sinh hiện nay vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu, không có phác đồ nào đạt hiệu quả 100%.
Trong điều trị tiệt trừ HP, cần lưu ý:
- Phải làm xét nghiệm chuẩn đoán xem có hiện diện HP hay không.
- Phải dùng thuốc đúng phác đồ về thuốc kết hợp, liều lượng, thời gian. Để tiệt trừ HP, thời gian dùng thuốc thường là 7-14 ngày.
- Phác đồ hiện nay thường kết hợp: ba thuốc (trị liệu ba thuốc), bốn thuốc (trị liệu bốn thuốc).
- Sau khi điều trị, cần làm xét nghiệm xem tiệt trừ HP hay chưa.
- Do sử dụng kháng sinh nên có thể bị tác dụng phụ (30% bị tác dụng phụ và 20% phải ngưng điều trị).
Cần lưu ý những gì trong điều trị VLDDTT?
Người bệnh cần đi khám chuyên khoa để chuẩn đoán xác định bệnh. Bởi vì có ba mức độ bệnh: Rối loạn tiêu hoá giống loét (non-ulcer dyspepsia), Viêm (gastritis, duodenitis), Loét (peptic ulcer).
Tuỳ mức độ, chế độ điều trị bằng thuốc có khác nhau. Riêng loét dạ dày rất cần khám thường xuyên vì bệnh lý này có nguy cơ trở thành ung thư dạ dày, cần phát hiện sớm để chữa trị kịp thời.
- Thời gian điều trị VLDDTT thường kéo dài (thường cả tháng, có khi kéo dài hơn) nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì dùng đủ và đúng thuốc.
- Bên cạnh việc dùng thuốc phải có chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi thích hợp, tránh xúc động, căng thẳng thái quá.
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, tránh no quá và đói quá mới ăn, nên ăn nhiều bữa ăn rải đều trong ngày, tránh các chất làm tăng tiết acid dịch vị.
Các biện pháp điều trị tại nhà cho bệnh nhân bị viêm tá tràng
Điều trị bệnh viêm tá tràng tại nhà bao gồm cả việc sử dụng chuối, mật ong, nước ép cà rốt, cải bắp sống, thực phẩm nhiều chất xơ như cháo yến mạch, đậu, trái cây giàu vitamin A như cà chua, đào, dưa hấu. Một số triệu chứng của viêm tá tràng là có thể bị đau bụng, đau quanh rốn, khó chịu và buồn nôn, cũng có thể có cảm giác cháy trong bụng. Viêm tá tràng thường do một loại nhiễm trùng bởi các vi khuẩn trong dạ dày gây nên.
Điều trị bệnh viêm tá tràng tại nhà bao gồm cả việc sử dụng chuối, mật ong, nước ép cà rốt, cải bắp sống, thực phẩm nhiều chất xơ như cháo yến mạch, đậu, trái cây giàu vitamin A như cà chua, đào, dưa hấu. Một số triệu chứng của viêm tá tràng là có thể bị đau bụng, đau quanh rốn, khó chịu và buồn nôn, cũng có thể có cảm giác cháy trong bụng. Viêm tá tràng thường do một loại nhiễm trùng bởi các vi khuẩn trong dạ dày gây nên.
Tá tràng là một phần của ruột non và được nối tới dạ dày. Thông thường những người mắc bệnh viêm tá tràng thường nghĩ tới đau bụng và viêm dạ dày. Một trong những triệu chứng của viêm tá tràng là đau cực điểm, khó chịu, nguy hại tới ruột và gan, đau quanh rốn, buồn nôn. Nguy hiểm hơn, bệnh viêm tá tràng có thể dẫn đến loét tá tràng ngày càng trầm trọng và gây đau hơn.
Những lý do chính gây nên bệnh viêm tá tràng là do sự nhiễm trùng từ các vi khuẩn có trong dạ dày. Việc điều trị viêm tá tràng cũng giống với điều trị loét.
Một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh như: Asprin, các loại thuốc chống viêm, không nên dùng quá thường xuyên các loại thuốc này nếu không nói là nên tránh xa chúng khi đã phát hiện có dấu hiệu viêm tá tràng.
Nếu viêm tá trạng nặng có thể sẽ dẫn đến nguy cơ thủng ruột, những biện pháp điều trị tại gia này có thể có hiệu quả không nhỏ với bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, phụ thuộc vào mức độ của bệnh.
Việc phòng ngừa và chữa bệnh cần phải được thực hiện thường xuyên cho đến khi bệnh hoàn toàn khỏi hẳn. Nếu không có biện pháp kịp thời để phòng và chữa bệnh thì rất có thể sẽ dẫn đến loét nặng.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các thức ăn giàu chất xơ như lúa mạch, đậu, cà rốt, đậu tương– đây là những thực phẩm rất tốt trong việc giảm các nguy cơ mắc bệnh viêm tá tràng.
- Trà bồ công anh: Dù là một tách trà nóng hay lạnh cũng đều có tác dụng chữa lành bất kỳ loại nhiễm trùng nào. Mỗi ngày có thể uống 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần không quá gần nhau.
- Vitamin A: Ăn thường xuyên và đều đặn trong ngày bất kỳ loại trái cây giàu vitamin A nào. Có thể kể ra một vài loại điển hình như: dưa hấu, đào, nước ép cà rốt, bắp cải sống, cam và quả mâm xôi.
- Sữa chua: Mỗi ngày dùng một cốc sữa chua có thể giúp giảm đau và ổn định hệ thống ruột. Nó cũng góp phần làm dịu các cơn đau dạ dày.
- Sữa nước: Uống sữa là biện pháp tốt nhất và đơn giản nhất trong việc phòng chống viêm tá tràng. Sẽ tốt hơn nếu cho thêm vào cốc sữa một ít bột tiêu đen hay bộ hạt cumin, uống ngày 2 – 3 lần.
- Chanh: Nước chanh giúp làm sạch và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh nhằm cải thiện rõ rệt hệ tiêu hóa. Thêm vào đó, nước chanh cũng có tác dụng loại bỏ các chất độc hại từ dạ dày, góp phần không nhỏ vào việc chữa viêm tá tràng.
- Nước ép trái lựu: Nửa ly nước ép trái lựu với một thìa mật ong uống mỗi ngày 2 lần có tác dụng loại bỏ các các chất độc hại trong dạ dày, giúp chữa khỏi viêm tá tràng.
- Mật ong: Đảm bảo phải sử dụng mật ong nguyên chất. có thể sử dụng lượng mật ong tùy ý hàng ngày nhất là trong các bữa ăn, nó có tác dụng làm giảm chứng viêm trong dạ dày. Bạn cũng có thể ăn bánh mì quết mật ong và ăn thường xuyên. Nên tạo cho mình thói quen sử dụng mật ong trong các bữa ăn. Bởi thói quen này rất tốt cho sức khỏe và có thể tránh được nhiều bệnh cũng như các loại dị ứng.
Một số điều nên tránh
- Hút thuốc lá và uống rượu bia sẽ tạo cơ hội để bệnh phát triển thành loét
- Tâm lý quá căng thẳng
- Lạm dụng các loại thuốc chống viêm như: aspirin và ibuprofen
- Ăn quá nhiều thức ăn cay