Ngoài các biện pháp hỗ trợ về y tế, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần làm hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân suy tủy.

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, viện Dinh Dưỡng Quốc gia, nhận định bệnh suy tủy thường dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng, và gây sốt nhiễm trùng. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng cần phải bổ sung 4 nhóm thực phẩm chính sau đây:

Thực phẩm giàu calo :

dinhduonghoc.com - dinh duong hoc

Nhu cầu về calo (năng lượng) của người bị suy tủy xương khoảng 2000-2400 calo/ngày, cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Do đó việc bổ sung calo là việc rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân suy tủy.

Một số thực phẩm giàu calo có thể kể đến như: các loại hạt, sôcla, trái cây,..v…v..

Thực phẩm giàu protein

Protein đảm nhiệm vai trò bảo vệ, xây dựng cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bệnh nhân bị suy tủy cần tích cực bổ sung những loại thực phẩm như: Đậu phụ, sữa đậu nành, thịt nạc, trứng, cá…

dinhduonghoc.com - dinh duong hoc

Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt

Bệnh suy tủy thường có biểu hiện chính là thiếu máu, do đó, bổ sung những loại thực phẩm giàu chất sắt sẽ rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Chất sắt có rất nhiều trong gan động vật (gan ngỗng, gan lợn rất tốt), lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, đậu đen…

Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C

Bệnh nhân suy tủy cần nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C. Những nghiên cứu y tế nước ngoài đã chỉ ra rằng, vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, còn giúp chống lại tình trạng mất máu cục bộ.

Vitamin A cũng rất tốt cho bệnh nhân suy tủy, vì có khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào cơ thể yếu ớt của bệnh nhân.

dinhduonghoc.com - dinh duong hoc

Những thực phẩm giàu Vitamin C có thể kể đến như: các loại rau và trái cây như cam, xoài, đu đủ, cà chua, súp lơ xanh… và những thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: Cà rốt, bí đỏ, rau bina, trứng gà, vịt…

Lưu ý:

Theo BS. Trần Văn Công, Bệnh viện K2 Thanh Trì, bệnh nhân suy tủy cũng cần tránh ăn uống các chất kích thích như: rượu, ớt, hạt tiêu. Nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, nhiều sợi xơ, nghiền nát, có nhiều nước giúp dễ tiêu.

dinhduonghoc.com - dinh duong hoc

- Việc giữ vệ sinh cơ thể cũng đặc biệt cần thiết với những bệnh nhân bị suy tủy. Do đó, phải luôn luôn vệ sinh răng, mũi, miệng sạch sẽ để phòng ngừa vi khuẩn và phòng bội nhiễm. Mỗi ngày phải lau người, tay chân bằng nước ấm.

- Cần phải luôn theo dõi những tình trạng chảy máu của bệnh nhân suy tủy như: chảy máu cam, máu lợi, màng tiếp hợp mắt, vết, nốt xuất huyết... và thông báo lại cho bác sĩ.

- Những người bị suy tủy rất cần được sự chăm sóc chu đáo từ các bác sĩ và sự hỗ trợ từ phía gia đình bệnh nhân. Người thân cần giúp người bệnh vận động vừa phải, hạn chế gắng sức vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Gia đình cần luôn chia sẻ, trấn an bệnh nhân, để họ tránh bị xúc động và sốc khi biết bệnh.

Ngoài ra giúp người bệnh có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Trong quá trình chăm sóc, nếu người bệnh đang nằm phải thực hiện nâng đỡ, hỗ trợ người bệnh ngồi dậy từ từ chờ một vài phút rồi mới đứng dậy đi để tránh bị choáng do thiếu máu.