Tủy sống - Cấy thiết bị điện vào tủy sống: Hy vọng mới cho bệnh nhân liệt tủy
Hy vọng của những người liệt tủy khỏi cuộc sống tàn phế
Các bệnh nhân này đều bị liệt từ ngực trở xuống đã hơn 2 năm và được bác sĩ xác định là hết cách cứu chữa. Sau khi cấy thiết bị điện vào trong tủy sống, họ đã thấy có khả năng tự cử động cẳng chân và bàn chân, mặc dù chưa đi lại được.
Nghiên cứu dựa trên trường hợp ngôi sao bóng rổ Rob Summers, bị chấn thương do va chạm mạnh lúc trong thi đấu năm 2006. Chấn thương nặng đã làm anh bị liệt từ vùng cổ trở xuống. Cuối năm 2009, Summers được cấy thiết bị vào trên màng cứng ngay vị trí dưới vùng tổn thương này. Thiết bị nặng khoảng 72g này đã phát dòng điện với tần số và cường độ thay đổi có tác dụng kích thích những bó tế bào thần kinh tập trung dày đặc ở tủy sống. 3 ngày sau anh đã tự đứng lên được. Đến năm 2010 Summers đã bước đi được với những bước đầu tiên sau chấn thương.
Ví dụ thứ hai là Kent Stephenson, bị liệt năm 2009 trong 1 vụ tai nạn mô tô khi mới 21 tuổi. Khác với như Summer, Stephenson bị mất cả cảm giác ở chân bị liệt. Sau nhiều tháng phục hồi chức năng, các bác sĩ cho biết tình trạng của anh là “bế tắc” và anh sẽ không thể cử động được chân nữa. 11 ngày sau khi được cấy thiết bị kích thích RestoreAdvanced, có kích thước bằng 1 lá bài, do công ty Medtronic sản xuất và thường dùng để điều trị cơn đau, Stephenson đã cử động được chân trái “bị liệt” trong tư thế nằm ngửa. Kết quả này hoàn toàn nằm ngoài tưởng tượng của các bác sỹ, “vì thế khi Kent cử động được, chúng tôi đã nghĩ thiết bị này thực sự có công dụng”, Claudia Angeli, Viện Nghiên cứu Phục hồi chức năng Frazier, đồng tác giả của nghiên cứu cho ta biết.
Bệnh nhân thứ ba là Andrew Meas, bị thương trong vụ va chạm giữa xe máy và xe mô tô năm 2006 khiến anh bị liệt từ vùng ngực trở xuống, còn tiến triển nhiều hơn nữa. Anh có thể cử động thậm chí cả khi thiết bị kích thích không phát tín hiệu điện. Sau vài tháng phụ hồi chức năng sau khi cấy máy, “tôi cử động được cả hai chân mà không cần bật máy và tự đứng được. Kỷ lục của tôi là 27 phút và tôi vẫn đang tiến triển”, anh cho biết. Đầu tiên Meas chỉ cử động được chân khi 16 điện cực của máy kích thích mạnh hết cỡ các nơron tủy sống. Qua 28 tuần điều trị vật lý trị liệu hằng ngày, anh dần dần cử động được ngón chân, bàn chân, cổ chân, đầu gối, cẳng chân, khớp háng với kích thích điện yếu hơn.
Andrew Meas
Sự phục hồi mà những người bệnh bị coi là “vô hy vọng” này đạt được cho thấy vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có thể mang lại lợi ích bất ngờ cho hàng triệu bệnh nhân liệt. Đó là do vật lý trị liệu có thể mô phỏng một vài khía cạnh mà thiết bị kích thích điện này mang lại cho cơ thể.
Dù số bệnh nhân còn ít, song thành công này mang lại hy vọng về một cách điều trị hoàn toàn mới mẻ có thể giúp ích cho rất nhiều người trong số 6 triệu người Mỹ đang bị liệt, trong đó có 1,3 triệu người bị chấn thương tủy sống, thậm chí cả những trường hợp bị xem là không thể phục hồi chức năng được nữa.
Các nhà nghiên cứu cho rằng với công nghệ máy kích thích tốt hơn nữa, các người bệnh liệt tủy sẽ “tiến tới việc bước đi được”. Có thể bật hay tắt hoàn toàn các điện cực trong thiết bị này để kích thích xen kẽ bên phải và bên trái. Nghiên cứu cũng đang phát triển những loại máy kích thích “không xâm nhập”, có nghĩa là nó sẽ đưa xung điện qua da thay vì phải phẫu thuật để cấy máy như hiện tại. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ngay cả những bệnh nhân bị chấn thương tủy sống nặng cũng vẫn có thể khả năng hồi phụ, ngay cả sau khi bác sĩ thông báo họ không thể phục hồi được.
Kết quả cũng làm tăng thêm sự nghi ngờ về một giả định chủ yếu trong điều trị chấn thương tủy sống: đó là thay thế hay làm các tế bào thần kinh tổn thương phải mọc lại – Chẳng hạn như là bằng tế bào gốc. Cả hai cách tiếp cận này đều có những khó khăn cực kỳ khó khăn vượt qua mọi rào cản và gây tranh cãi - ví dụ như trong trường hợp tế bào gốc.