Thanh quản - Nguyên nhân, diễn biến và cách khắc phục của chứng phù nề thanh quản

Thanh quản được cấu tạo từ hai dây thanh, hỗ trợ chúng ta trong việc nói chuyện và phát âm. Giống hầu hết những bộ phận khác trong hệ hô hấp, hai dây thanh được bảo bọc bằng một lớp niêm mạc. Và có một lý do nào đó mà lớp niêm mạc này bị sưng phồng lên thì đó là chứng phù nề thanh quản.

 

Triệu chứng phù nề thanh quản:

Khản tiếng, mất giọng

Sốt nhẹ

Đau người

Khô môi

Khó nuốt

Khó thở tùy theo bệnh trạng

Nguyên nhân phù nề thanh quản:

Viêm đường hô hấp ( hay gặp do cảm cúm )

Viêm dây thần kinh

Dị ứng với thực phẩm

Thời tiết ( trở trời, gió lanh )

Do thói quen sinh hoạt, công việc như :

Nói quá nhiều

Nói to nhiều

Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều và trong một thời gian dài

Bệnh nghề nghiệp về giọng nói như: giáo viên, ca sĩ, bình luận viên, phát thanh viên...

Bệnh nghề nghiệp về môi trường: bụi bẩn, khí dộc hóa chất, khai mỏ, luyện kim, đốt lò...

Chú ý:

Những bệnh phù nề đường hô hấp có thể dẫn tới tử vong vì làm tắc nghẽn hệ hô hấp. Bạn cần phải chú ý để không làm bệnh tiến triển và kéo dài.

Đi bệnh viện kịp thời khi có triệu chứng khó thở nặng.

Điều trị phù nề thanh quản:

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Giữ ấm cổ họng và vùng ngực

Hạn chế nói và nói to

Kiêng cử những chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia

Kiêng cử những món kích ứng như: cay, nóng, lạnh.

Ngậm những loại kẹo thuốc cũng như những loại thực phẩm dân gian.

Uống thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, và không tự ý sử dụng thuốc tây.

Không nên tự ý mua và sử dụng những loại thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù, hoặc phương pháp xông họng khi chưa được bác sĩ chuyên môn chỉ định.

Phù nề thanh quản biến chứng ung thư

Nếu mà bạn đang bị phù nề thanh quản thì cần phải tiến hành chữa trị hoàn toàn và dứt điểm, và không nên để bệnh tình kéo dài vì có nguy cơ biến chứng thành khối u. Dấu hiệu ban đầu khi bị u, ung thư thanh quản là sự tồi tệ hơn của các vấn đề như phát âm khó khăn, khản đặc giọng, mất tiếng, khó thở, xuất hiện triệu chứng ho, ho ra đờm hôi. Một khoảng thời gian sau sẽ xuất hiện triệu chứng đau khi khối u phát triển to hơn. Dấu hiệu đau kéo tới tai, xuống quanh cổ, trong đờm bắt đầu xuất hiện máu, bệnh nhân sẽ thêm cảm giác khó nuốt thức ăn, dễ bị sặc khi ăn, dẫn tới cơ thể suy yếu dần.

Bệnh ung thư thanh quản đang có dấu hiệu gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt với nam giới ở độ tuổi từ 50-70, chiếm tới 72%. Nếu bạn bị khản tiếng kéo dài hơn 3 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy lập tức đi khám để xem có bệnh gì khác không. Việc phẫu thuật cắt bỏ ung thư thanh quản có thể sẽ khiến bệnh nhân bị câm, còn nếu không chữa trị thì sẽ khiến bệnh nhân tử vong do các biến chứng hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, suy nhược , xuất huyết, chèn ép đường hô hấp...

Do đó, để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống, bạn cần đi khám và điều trị phù nề thanh quản triệt để, không để bệnh kéo dài và tiến triển.

 



Các bài liên quan

Viêm thanh quản, bệnh gây đau họng, mất giọng

Viêm thanh quản, bệnh gây đau họng, mất giọng

Loạn cảm giác họng, dấu hiệu ung thư hạ họng?

Loạn cảm giác họng, dấu hiệu ung thư hạ họng?

Bệnh lao họng là gì?

Bệnh lao họng là gì?

Nấm họng là gì?

Nấm họng là gì?

Ung thư vòm họng, bệnh lý u ác tính vòm họng

Ung thư vòm họng, bệnh lý u ác tính vòm họng


Dinh dưỡng học: Chuyên trang tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe.

Địa chỉ: 66 Thiên Phước, Phường 9, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 09188 2222 3(Mr.Bửu).

Email: [email protected]

Website: dinhduonghoc.com


DMCA.com Protection Status

Dinh dưỡng học | Tư vấn dinh dưỡng | Tư vấn sức khỏe | Dinh dưỡng |  Sức khỏe | Sitemap


Amung