Ruột già - Những hiểu biết căn bản về bệnh viêm ruột mãn tính
Viêm ruột là gì?
Bệnh viêm ruột được cho là gồm 2 căn bệnh mạn tính do viêm đường ruột: bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Mặc dù các căn bệnh này có nhiều đặc điểm chung nhưng giữa chúng cũng có những khác biệt lớn.
Viêm ruột kết gây loét là căn bệnh viêm ở ruột già, còn được gọi là ruột kết. Viêm ruột kết gây loét thường nặng nhất ở vùng trực tràng, có thể gây tiêu chảy thường xuyên, với phân thường có máu và nước nhầy nếu ruột kết bị tổn thương.
Bệnh Crohn thường ảnh hưởng đến phần cuối của ruột non (đoạn cuối ruột hồi). Tuy nhiên, bệnh này không hề giới hạn ở các khu vực này và có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của bộ máy tiêu hóa.
Bệnh Crohn gây viêm và ăn sâu hơn vào các lớp của thành ruột, sâu hơn nhiều so với viêm ruột kết gây loét. Nó thường ảnh hưởng tới toàn bộ thành ruột.
Nguyên nhân gây viêm ruột
Các nhà nghiên cứu y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm ruột. Họ cho rằng các yếu tố có thể gây bệnh gồm có môi trường, chế độ ăn uống và có thể có cả yếu tố di truyền. Nhiều bằng chứng y học cũng cho thấy thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn.
Tại Mỹ, có trên 1 triệu người mắc bệnh viêm ruột, thường ở những người từ 15-30, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng lên cả trẻ em và người lớn. Theo ghi nhận, số trường hợp mắc bệnh này tại châu Âu và Bắc Mỹ cao hơn nhiều so với các khu vực khác của thế giới.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng thường thấy nhất ở cả hai bệnh viêm loét ruột kết và bệnh Crohn là tiêu chảy và đau bụng.
Tiêu chảy có thể xảy ra từ mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng (khiến cho bệnh nhân phải chui vào toa-lét từ 20 lần trở lên trong 1 ngày). Nếu tiêu chảy quá nhiều sẽ dẫn tới mất nước, tim đập nhanh và tụt huyết áp. Việc tiếp tục mất một lượng máu nhỏ trong phân cũng có thể dẫn tới thiếu máu.
Táo bón cũng có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm ruột. Ở bệnh Crohn, táo bón xảy ra như là kết quả của sự tắc nghẽn một phần nào đó ở ruột. Ở bệnh viêm ruột kết gây loét, táo bón có thể là một triệu chứng của viêm trực tràng, còn được gọi là viêm ruột thẳng.
Sốt, mệt mỏi và sụt cân cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân viêm ruột do thiếu ăn và mất nước vì tiêu chảy và viêm ruột mạn tính.
Ngoài ra cũng có thể có các vấn đề sức khỏe khác do viêm ruột gây ra xuất hiện bên ngoài hệ tiêu hóa, mặc dù các nhà nghiên cứu y học không biết tại sao có các biến chứng này.
Một số người bị viêm ruột có thể có các dấu hiệu của viêm nhiễm ở các nơi khác của cơ thể, như ở các khớp, mắt, da và gan. Ở trẻ mắc bệnh viêm ruột kết gây loét hay bệnh Crohn, bệnh có thể làm trẻ chậm lớn và/hoặc làm cản trở quá trình dậy thì.
Chẩn đoán bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột có thể khó chẩn đoán do chúng không có các triệu chứng rõ ràng mặc dù bệnh đã qua nhiều năm làm tăng nguy cơ phá hoại ruột. Các triệu chứng nếu có biểu hiện ra lại thường giống với các bệnh khác, do đó gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm máu có thể cho thấy các dấu hiệu của viêm hoặc các bất thường ở ống tiêu hóa. Sự gia tăng số tế bào bạch cầu và tỷ lệ lớp cặn có thể là biểu hiện của viêm ruột, cùng với sự giảm albumin, kẽm và magie trong máu.
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm ruột gây loét, thường phải cần kiểm tra ruột kết bằng phương pháp nội soi, cho phép các bác sĩ nhìn thấy mức độ của bệnh. Súc ruột cũng có thể giúp chẩn đoán bệnh. Trong trường hợp bệnh Crohn, chụp X-quang sau khi bệnh nhân uống bari thường cho thấy các dấu hiệu đặc trưng của viêm ở thành ruột.
Điều trị viêm ruột mãn tính ở trẻ em
Không có thuốc chữa bệnh viêm ruột mãn tính (IBD). Để kiểm soát tình trạng viêm bao gồm dùng Steroid, Prednisone khi bệnh bộc phát, sau đó giảm liều từ từ khi triệu chứng bệnh được cải thiện.
Các thuốc điều trị khác bao gồm thường xuyên sử dụng các Aminosalicylate (uống cùng với acid folic), chẳng hạn như Sulfasalazine, Olsalazine và Mesalamine.
- Thuốc kháng sinh cũng được sử dụng, bao gồm Metronidazole và Ciprofloxacin ở trẻ lớn. Trẻ em trong trường hợp nặng cũng có thể sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như 6-mercaptopurine, Azathioprine, hay Cyclosporine A. Giải phẫu đôi khi cũng được xem xét trong trường hợp trầm trọng trong điều trị viêm loét đại tràng và trị biến chứng của bệnh Crohn ở trẻ em.
Điều quan trọng khác trong điều trị cả hai bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đó là chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Điều này giúp cung cấp đủ năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường, đồng thời bù lại sự thiếu vitamin và khoáng chất.
- Trẻ em cũng có thể cần sự giúp đỡ về tinh thần từ những lời khuyên, bác sĩ tâm lý hoặc những người nuôi dưỡng.
- Việc kiểm soát bệnh cũng bao gồm việc soi đại tràng thường xuyên sau 8 -10 năm bị IBD bởi vì có nguy cơ gia tăng ung thư đại tràng, đặc biệt ở bệnh nhân viêm loét đại tràng, giúp phát hiện sớm và phòng ngừa sự phát triển của ung thư đại tràng.
IBD là một căn bệnh mạn tính và hầu hết trẻ em bị rối loạn này sẽ nhanh chóng khỏi bệnh khi không còn triệu chứng, và tái phát khi triệu chứng trở lại.
Điều trị viêm ruột ở người lớn
Điều trị bằng thuốc là phương pháp đầu tiên để làm giảm các triệu chứng của cả bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn.
Hai loại thuốc thường được kê đơn là thuốc chống viêm (như mesalamine, olsalazine và balsalazide) và chất ức chế miễn dịch (như steroids, cyclosporin, azathioprine và kháng thể chống TNF). Chất ức chế miễn dịch có công dụng bảo vệ hệ miễn dịch khỏi sự tấn công của các mô của cơ thể khiến cho viêm nhiễm nặng hơn.
Nếu trẻ bị viêm ruột không có phản ứng với thuốc, có thể sẽ cần đến phẫu thuật. Ở bệnh Crohn, người ta cố gắng thử bằng mọi cách để tránh phẫu thuật do tính chất diễn ra định kỳ tự nhiên của bệnh.
Phẫu thuật cũng có thể dẫn đến các biến chứng như hội chứng ruột ngắn - làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển. Ở bệnh viêm ruột kết gây loét, cắt bỏ ruột kết (ruột già) là cần thiết.
Bài thuốc Đông y cho viêm ruột mạn
Để chữa viêm ruột mạn tính, Đông y gợi ý 2 bài thuốc tiêu biểu sau:
Bài 1
Biện chứng đông y: Khí của tì vị vận hóa thất thường, vị khí cực hư.
Cách trị: Bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát.
Đơn thuốc: Chân nhân dưỡng tạng thang.
Công thức: Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Cam thảo nướng 3g, Đương qui 6g, Bạch thược 12g, Nhục quế 6g, Nhục đậu khấu 10g, Mộc hương 6g, Kha tử 12g. Túc xác 6g, Can khương 6g.
Sắc uống, ngày 1 thang.
Bài 2
Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.
Cách trị: Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tì vị, sáp tràng.
Đơn thuốc: Gia vị tứ thần thang.
Công thức: Bổ cốt chỉ 12 g, Ngô thù du 6g, Nhục đậu khấu 6g, Ngũ vị tử 6g, Bạch truật 10g, Phục linh 10g, Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g, Trần bì 6g, Ô mai 3 quả, Thạch lựu bì 6g, Phụ tử 6g, Quế
chi 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.
Hiệu quả lâm sàng: Lấy "Gia vị tứ thần thang" làm chủ, khi dùng có phần gia giảm. Đã từng chữa nhiều ca viêm ruột mạn, thông thường dùng 3 - 6 thang là khỏi.
Bàn luận: Trong bài thuốc dùng Bổ cốt chỉ, Phụ tử để bổ mệnh môn, tráng thận dương; Ngô thù du, Quế chi, Nhục đậu khấu, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kì, Trần bì, Phục linh để ôn tì vị, trợ tiêu
hoá, thǎng thanh giáng ngọc; Ngũ vị tử. Ô mai, Thạch lựu bì để liễm trường, chỉ tả, làm cho dù đi ngoài lâu ngày cũng có thể dứt.