Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng…
Các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Viêm đại tràng co thắt có liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ thực phẩm thông qua đại tràng (ruột già).Viêm đại tràng co thắt là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.
Viêm đại tràng co thắt được phân thành 3 loại cơ bản:
Loại 1: Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
Loại 2: Có hiện tượng đau bụng và táo bón.
Loại 3: Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón.
Có khoảng 20% dân số trên thế giới bị viêm đại tràng co thắt. Riêng tại Việt Nam thì có khoảng 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt.
Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở nữ giới (cứ 4 nữ giới mắc viêm đại tràng co thắt thì có 1 nam giới bị mắc chứng bệnh này). Người dễ mắc viêm đại tràng co thắt là bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng (hysteria), trầm cảm, ám ảnh hay bị stress tâm lý… Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
 

Điều trị và phòng bệnh viêm đại tràng co thắt

Muốn điều trị và phòng bệnh tốt, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt; tốt nhất là khám ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu không để bệnh trở thành mạn tính.

Các thuốc có thể dùng và cho hiệu quả tốt: ngòai thuốc điều hòa nhu động ruột có thể dùng thêm Motilium - uống ngày 3 viên trong 10 ngày. Có thể dùng thêm các thuốc nhuận mật, gan, chống táo bón mà không có hại gì như: Livcin 94 uống ngày 6 viên chia 3 lần trong thời gian 1-2 tháng; Sorbitol ngày 1 gói vào buổi sáng với 1 ly nước đầy để chống táo bón.

Cần vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu chế biến. Những loại thức ăn nào dễ gây viêm đại tràng co thắt thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế. Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem cua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá...). Cần vệ sinh tốt môi trường sống.

- Tránh stress, lo lắng thái quá gây trầm cảm làm giảm nhu đông ruột; hãy tạo cho tinh thần thỏai mái, vui vẻ, lành mạnh.

- Năng vận động, thể dục thể thao, uống nhiều nước, có thể lấy lòng bàn tay sờ nhẹ quanh vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần để kích thích nhu động ruột.

- Chế độ ăn tăng cường nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt những loại giàu kali như chuối, đu đủ...

- Hạn chế hoặc không nên dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê và không hút thuốc lá, các chất chua cay và những thức ăn chiên rán khó tiêu. Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, đặc biệt không nên ăn quá nhiều, no vào buổi tối.