Bệnh tiểu đường - Tiểu đường không còn phải lo nhờ loại hạt này
Đỗ xanh là một trong những loại thực phẩm quen thuộc với những gia đình Việt Nam, thường được sử dụng để nấu cháo, chè hay nước uống trong những ngày nắng nóng, hoặc cho người cảm sốt, trúng nắng ăn.
Ngoài ra, đỗ xanh còn có công dụng tiêu khát và có ích cho những người mắc đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe.
Không những thế, đỗ xanh rất tốt cho người hay bị những loại bệnh nhiệt ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi... Chất chống oxy hóa có ở đỗ xanh cũng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, phòng bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
Đỗ xanh chứa chất chống oxy hóa
Sách nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh viết: “Đỗ xanh không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”.
Đỗ xanh được sử dụng chính trong các bài thuốc, món ăn giúp hỗ trợ cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu và chữa bệnh gút...
Đỗ xanh tốt cho người tiểu đường và giảm cân
Đỗ xanh là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan
Đỗ xanh rất dồi dào chất xơ hòa tan, chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi các chất béo dư thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ vào cơ thể, nhất là cholesterol. Vì vậy, nó có thể hỗ trợ người mập kiềm chế sự thèm ăn cũng như hạn chế lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Và đỗ xanh còn giúp ổn định đường huyết sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Người bị tiểu đường thì một ngày có thể ăn 2 lần món đỗ xanh hầm với lá sen và gạo tẻ như dưới đây để tốt cho sức khỏe:
Đỗ xanh (để nguyên vỏ) 100g, lá sen tươi 1/4 lá, gạo tẻ 100g. Đỗ xanh rửa sạch, bỏ vào nồi nấu trước. Lá sen rửa sạch, cắt nhỏ. Gạo vo sạch, để ráo. Lúc đỗ xanh chín mềm, hãy cho gạo tẻ và lá sen vào nấu nhừ thành cháo loãng. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 tô, vào lúc đói bụng.