Bạch cầu - Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu thông thường xuất hiện ở trẻ em nhưng ngày càng nhiều người lớn mắc bệnh. Nó phổ biến ở nam giới hơn ở phụ nữ . Điều trị bệnh này rất tốn kém và có khả năng tử vong cao.
Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn
Máu có 3 loại: Bạch cầu làm nhiệm vụ chống nhiễm trùng, tế bào hồng cầu lấy oxy và tiểu cầu giúp đông máu. Hàng ngày hàng trăm tỷ tế bào máu mới được sản xuất trong tuỷ xương – đa số là hông cầu. Ở những người mắc bệnh bạch cầu, những tế bào bạch cầu sản xuất nhiều hơn cơ thể cần thiết. Đa tế bào không trưởng thành 1 cách bình thường và có xu hướng sống lâu hơn tuổi thọ trung bình của tế bào bạch cầu bình thường.
Cho dù số lượng tăng lên nhiều, nhưng các tế bào bạch cầu này không giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bình thương. Chúng tích tụ và can thiệp vào một vài chức năng quan trọng của cơ thể bào gồm việc sản xuất ra những tế bào máu khoẻ mạnh. Cuối cùng thì cơ thể không cung cấp đủ tế bào hồng cầu để cung cấp oxy, tiểu cầu để làm đông máu và đủ những tế bào bạch cầu bình thường làm đông máu. Bệnh nhân bệnh bạch cầu thường thiếu máu làm gia tăng nguy cơ bầm tím, chảy máu và nhiễm trùng.
Bệnh bạch cầu được chia ra thành cấp tính và mãn tính. Những tế bào bạch cầu cấp tính lan rộng trước khi tiến triển vượt ra ngoài giai đoạn chưa trưởng thành. Tiến triển của bệnh bạch cầu mãn tính chậm hơn với những tế bào bạch cầu phát triển để trưởng thành đầy đủ. Bạch bạch cầu được phân loại theo những loại tế bào bạch cầu có liên quan, phổ biến nhất là dòng tuỷ hoặc bạch huyết. Thông qua dưới kính hiển vi hai loại chính của tế bào máu trắng có thể dễ dàng phân biệt các tế bào dòng tuỷ chứa các hạt nhỏ, những tế bào bạch huyết thường không có.
Nguyên do của bệnh bạch cầu
Không ai có thể biết chính xác nguyên do gây ra bệnh bạch cầu. Một số khác thường ở nhiễm sắc thể có thể liên quan tới bệnh nhưng không phải nguyên do gây ra bệnh.
Những rối loạn di truyền có liên quan tới bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính bao gồm hội chứng Down, hội chứng bloom, Fanconi thiếu máu hoặc rối loạn suy giảm miễn dịch như hội chứng Wiskott0 Aldrich. Bên cạnh đó, một virus hiếm gặp cùng họ với virus gây suy giảm miễn dịch ở người HIV có liên quan tơi bệnh. Đây chính là virus HTLV-1.
Yếu tố môi trường được xem như là cũng ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh bạch cầu. Hút thuốc lá có thể mắc bệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiếp xúc thường xuyên với bức xạ, hoá chất trong môi trường như sản phẩm có chứa benzen, dầu mỏ, … có liên quan tới bệnh bạch cầu.
Bệnh bạch cầu cũng là một biến chứng hiếm khi gặp của hoá trị và xạ trị được sử dụng để điều trị các bệnh ung thư khác. Nguy cơ bệnh bạch cầu phụ thuộc vào loại thuốc hoá trị sử dụng. Nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu cao hơn ở những người đã sử dụng cả hai liệu pháp trên.
Việc bức xạ ion hoá như tiếp xúc với vụ nổ hạt nhân, uranium và tiếp xúc với bụi uranium và radon có liên quan tới sự phát triển của bệnh bạch cầu.
Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng chủ yếu. Với các cặp sinh đôi cùng trứng, nếu một trong hai mắc bệnh bạch cầu, người còn lại có 20% nguy cơ cùng mắc bệnh.