Sinh Lý - Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu được biết từ lâu, được các thầy thuốc Hi Lạp quan niệm là bệnh của những người ăn chơi, chìm đắm trong lạc thú của thần vệ nữ. Năm 1300 người ta cho rằng bệnh lậu là bệnh đáy nóng (Chaude Pisse), trong đại chiến thứ nhất bệnh lậu thực sự bùng nổ trở thành đại dịch, đến đại chiến thứ hai và sự ra đời của Pénicilline bệnh lậu chính thức được ngăn chặn và giảm dần đến ngày hôm nay.
Năm 1897 bệnh được Neisser tìm ra, đó là vi khuẩn có hình hạt cà phê xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài 1,6cm, rộng 0,8cm, trên kính hiển vi, vi khuẩn bắt màu Gram âm. Lậu cầu rất yếu khi ra ngoài cơ thể, và chết nhanh ở nhiệt độ thường, ngược lại lậu cầu sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm của cơ thể, cho nên giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu. Tuy nhiên, lậu cầu cũng có thể lây qua vật dụng dùng chung.
Biến chứng ở nam giới:
Viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn.
Viêm túi tinh và ống phóng tinh.
Viêm dưới niêm mạc niệu đạo gây nhiều túi mủ xung quanh niệu đạo, ít khi vỡ ra ngoài.
Biến chứng toàn thân và các cơ quan khác ở nữ giới:
Viêm hậu môn - trực tràng do lậu do giao hợp đường hậu môn. Hậu môn - trực tràng đau và tiết dịch mủ.
Viêm họng do lậu : quan hệ đồng giới.
Viêm khớp do lậu (xảy ra đồng thời với lậu cấp ở đường sinh dục).
Biểu hiện ở da vùng sinh dục : có những túi mủ, mụn mủ khu trú gần bộ phận sinh dục.
Phản ứng toàn thân có thể có dát đỏ, ban mề đay hoặc hồng ban đa dạng do phản ứng quá cảm ứng của cơ thể với song cầu lậu.
Viêm quanh gan hoặc hội chứng Fitr- Hugh và Curtis.
Biến chứng ở tim : viêm nội tâm mạc do lậu cầu khuẩn.
Lậu mắt : viêm kết mạc có mủ ở trẻ sơ sinh do lậu ( vi khuẩn được truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh đẻ). Có thể có biến chứng loét giác mạc, thủng giác mạc.
Nguyên nhân gây ra bệnh lậu
Vi khuẩn gây bệnh lậu không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài phút, cũng như không thể sống trên bề mặt da của bàn tay, cánh tay, hay chân. Vì thế bệnh lậu không lây qua những hình thức giao tiếp thông thường như bắt tay, ôm hôn
Bệnh lậu lây truyền trong khi giao hợp không dùng biện pháp bảo vệ dưới mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng, …).
Ngoài ra bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con khi thai sổ qua ống đẻ.
Cơ chế bệnh sinh:
Sau khi quan hệ với bạn tình có bệnh, vi khuẩn lậu có sức bám dính vào màng tế bào biểu mô trụ của đường tiết niệu sinh dục người lành, nên việc nhiễm bệnh xảy ra rất nhanh ngay sau khi quan hệ tình dục.
Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu: cho đến nay các kháng sinh sau đây còn có tác dụng (xếp theo giảm dần). Ceftriaxone , Spectinomycine, Erythromycin, Ciprofloxacin.
Dự phòng bệnh lậu
Chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để hạn chế lây bệnh lậu.
Giáo dục, thông tin về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình dục an toàn.
Khi có các biểu hiện nghi ngờ bị viêm niệu đạo phải đi khám bệnh ngay.
Phương pháp điều trị bệnh lậu
Điều trị đúng thuốc – đủ liều.
Điều trị cả với người tiếp xúc sinh lý.
Điều trị cho nữ bao giờ cũng dùng thuốc và thời gian gấp đôi liều nam giới.
Chỉ được kết luận là khỏi bệnh khi cấy hai lần liên tiếp âm tính hoặc không còn tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích, (cho bệnh nhân lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia. Sáng hôm sau lấy dịch xét nghiệm lúc bệnh nhân chưa đi tiểu).
Điều trị: có thể dùng một trong các thuốc sau:
Thuốc tiêm:
Spectionmycine (Trobicin, Kirin) 2gr đói với nam, 4gr đối với nữ tiêm bắp một liều duy nhất. Trường hợp bệnh mạn tính tiêm liên tiếp 2 ngày.
Ceftriaxime (Claforan) 1gr tiêm bắp duy nhất.
Ceftriaxone (Rocephine) 250mg tiêm bắp duy nhất.
Cefoxitine 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
Thuốc uống:
Unasyn 375mg uống 6 viên liều duy nhất.
Azithromycin (Zithromax) 250mg X 4 viên uống liều duy nhất.
Tequin 200mg uống 2 viên (400mg) uống liều duy nhất.
Điều trị lậu ở trẻ sơ sinh: Ceftriaxone 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp liều duy nhất, tối da không quá 125mg. Đồng thời bôi mắt bằng mỡ Tetracycline 1% cách mỗi giờ một lần/ngày đầu, sau đó 8 giờ 1 lần trong 10 ngày.
Riêng điều trị lậu đối với trẻ em, nếu trên 45kg thì điều trị như người lớn. Nếu dưới 45kg thì dùng ceftriaxone 125mg tiêm bắp liều duy nhất, hoạc spectionmycin 40mg/kg thể trọng tiêm bắp liều duy nhất.
Theo dõi điều trị: Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 24 – 48 giờ, riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48 – 72 giờ. Các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.