Sinh Lý - Sùi mào gà là gì?
- HPV là một loại virus DNA gây u nhú ở người, chọn lọc ở da và niêm mạc mà không gây bệnh ở các mô khác như cơ, xương, nội tạng. Các biểu hiện thương tổn do HPV gây ra là những mụn cóc, hột cơm, u nhú hay tổn thương phẳng. Khi các mụn này xuất hiện ở bộ phận sinh dục thì gọi là mụn cóc sinh dục hay mồng gà, sùi mào gà.
- Có khoảng 100 loại HPV, trong đó có 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục con người và có 15 loại HPV có thể gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Hai loại thông thường nhất là HPV-16 và HPV-18 có khả năng nhiễm sâu vào cổ tử cung phụ nữ, sau đó làm loạn sản mô và gây bệnh ung thư cổ tử cung (70%). Ngoài ra, HPV loại nguy hiểm cũng là nguyên nhân gây ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật. Loại ít nguy hiểm hơn, HPV-6 và HPV-11, có thể gây 90% chứng mụn cóc (sùi mào gà) của cơ quan sinh dục. Loại nhẹ gây chứng mụn cóc ở tay và bàn chân (HPV-1,2,4…).
Nguyên nhân gây ra sùi mào gà
Các con đường lây nhiễm của Bệnh sùi mào gà
- Mắc Sùi mào gà qua quan hệ tình dục: đây là cách thức lây truyền chủ yếu nhất, theo số liệu thống kê 2/3 số người quan hệ tình dục với người mắc bệnh sùi mào gà đều bị lây nhiễm. Bệnh có tính truyền nhiễm cao nhất trong 3 tháng rưỡi đầu, chủ yếu ở những người quan hệ tình dục bừa bãi.
Những người này bị viêm nhiễm do các tổn thương trên da và niêm mạc, thường gặp nhiều nhất ở người trẻ tuổi trong độ tuổi từ 20-30 tuổi do quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
- Do di truyền từ mẹ sang con: Sùi mào gà ở trẻ sơ sinh có thể là do thai nhi bị viêm nhiễm HPV virus thông qua đường sinh sản của người mẹ hoặc thông qua các tiếp xúc mật thiết với người mẹ bị sùi mào gà sau khi sinh.
- Lây nhiễm gián tiếp: có thể viêm nhiễm sùi mào gà gián tiếp thông qua các tiếp xúc với vật dụng hàng ngày của người bệnh như quần lót, bệ xí, bồn tắm, khăn tắm... Chị em phụ nữ nếu sử dụng đồ lót chất liệu nilong mà không chú ý vệ sinh âm đạo sẽ rất dễ phát sinh viêm nhiễm do nấm, tạp khuẩn và Trichomonas, dễ viêm âm đạo do tăng tiết dịch. Môi trường âm ướt và không khô thoáng là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Sử dụng khăn mặt hay các loại giấy vệ sinh không sạch sẽ để lau chùi âm hộ cũng sẽ dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm sùi mào gà. Ngoài ra còn một nguy cơ nữa có thể gây ra viêm nhiễm Sùi mào gà đó là do không chú ý vệ sinh âm hộ thật tốt hoặc không rửa tay trước và sau khi đại tiện.
Mọi người đều biết cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện nhưng lại không biết rằng trước khi tiếp xúc với âm hộ ( khi thay băng vệ sinh hoặc khi vệ sinh âm hộ) cũng cần rửa tay sạch sẽ. Đa phần mọi người đều sợ vi khuẩn ở âm hộ sẽ làm bẩn tay khi tiếp xúc mà không nghĩ rằng vi khuẩn trên tay cũng có thể lây nhiễm sang bộ phận sinh dục.
Phòng ngừa sùi mào gà
Do đó, sùi mào gà rất dễ có nguy cơ lây cho bạn tình và một số trường hợp bệnh nhân không thể nhớ rõ là mình bị lây nhiễm từ đâu hay từ lúc nào. Nguy cơ gây ung thư do một số chủng HPV gây ra cho cả nam lẫn nữ cũng rất đáng quan tâm dù không xuất hiện triệu chứng lây nhiễm của bệnh.
- Phụ nữ đã sinh hoạt tình dục hoặc trên 25 tuổi cần được tư vấn xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hàng năm. Bạn tình cần được thông báo đến khám, điều trị và tư vấn. Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần tích cực điều trị trước khi sinh con vì HPV có thể từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh khiến trẻ bị lây nhiễm HPV từ mẹ.
- Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, trong thời gian mang bệnh và sau khi điều trị khỏi hoàn toàn ít nhất là 3 tháng mới nên có quan hệ tình dục để tránh lây cho vợ,chồng hoặc bạn tình. Những trường hợp được chẩn đoán sùi mào gà cần được xét nghiệm tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như: giang mai, viêm gan siêu vi B-C, HIV… đặc biệt đối với các trường hợp sang thương sùi rộng và nhiều vì đây là dấu hiệu suy giảm miễn dịch.
- Để phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước và xà phòng thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục, không sử dụng chung bừa bãi khăn lau, quần áo. Việc dùng bao cao su đúng quy cách, an toàn có thể dự phòng được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tuy nhiên, cần lưu ý là virus gây sùi mào gà cũng có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác như miệng, lưỡi… ngoài bộ phận sinh dục.
Điều trị sùi mào gà
Các phương thức điều trị sau đây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh rất dễ tái phát do vệ sinh kém, yếu tố tự lây nhiễm vì HPV vẫn còn trong cơ thể.
Sùi mào gà tiến triển mạn tính, nhiều tháng đến nhiều năm, các triệu chứng không hề giảm đi mà trái lại ngày càng tăng nếu không được điều trị. Thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm gây loét, chảy máu.
- Sùi mào gà ở vùng sinh dục ngoài và hậu môn
+ Axit Trichloacetic 30% bôi ngày 1 lần,
+ Podophyllin 10% - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần; 5FU (5-fluorouacil) 5%, Chích Interferon-alpha vào sang thương, bôi Interferon gel...
+ Ðốt lạnh bằng Nitơ lỏng - Đốt điện bằng sóng điện cao tần hay tia laser CO2;
+ Phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo.
- Sùi mào gà trong âm đạo
+ Ðốt lạnh bằng nitơ lỏng - Đốt điện bằng sóng điện cao tần hay tia laser CO2.
+ Podophyllin 10% - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần, hoặc Phẫu thuật cắt bỏ, nạo.
- Sùi mào gà ở cổ tử cung
+ Ðốt lạnh bằng nitơ lỏng - Đốt điện bằng sóng điện cao tần hay tia laser CO2.
- Sùi mào gà ở miệng sáo
+ Cắt nạo, hoặc Ðốt lạnh, đốt nhiệt, hoặc Axit Trichloacetic 30% chấm 1 lần mỗi ngày.
- Sùi mào gà ở hậu môn
+ Ðốt lạnh, đốt nhiệt, hoặc Podophyllin 10% - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần, hoặc Phẫu thuật cắt bỏ.
** Chú ý: Không sử dụng Podophyllin cho phụ nữ có thai, cho con bú và không bôi ở cổ tử cung. Bệnh nhân tự rửa sạch sau khi bôi thuốc 4 - 5 giờ.
Có nên điều trị sùi mào gà tại nhà?
Sùi mào gà do virus có tên HPV (Human Papilloma virus) - vi khuẩn gây u nhú ở người và có thể xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào trong cơ quan sinh dục hoặc trong hậu môn.
Sùi mào gà là một bệnh mà hiện nay chưa có thuốc điều trị diệt virus, do vậy người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Các phương thức điều trị sau đây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không khỏi bệnh hoàn toàn.Có hai biện pháp xử lý khá phổ biến:
• Chấm hóa chất hoặc bôi kem đặc trị (Axid trichloaxetic 80-90% hoặc dung dịch Podophylin 10-25%) lên mụn và sau đó rửa sạch.
• Đốt lạnh bằng nitơ lỏng hoặc đốt điện
Rất có thể sau khi điều trị các nốt mụn khỏi một thời gian rồi lại tái phát, vì virus HPV vẫn còn trong cơ thể. Hiện nay các phương thức điều trị bệnh sùi mào gà chỉ có tác dụng giảm triệu chứng mà không khỏi hoàn toàn.
Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được virus. Tùy theo vị trí và độ rộng của tổn thương mà có thể lựa chọn những cách điều trị khác nhau. Việc bôi thuốc hoặc dung dịch để chữa bệnh sùi mào gà cần lưu ý: với phụ nữ (trong thời gian mang thai vẫn được bôi) nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn, với nam giới, cách chữa và dùng thuốc cũng như trên nhưng không được dùng để chữa những tổn thương sùi mào gà bên trong quy đầu.