Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease – GERD) là tình trạng thực quản trở nên viêm tấy dưới tác dụng của acid đi từ dạ dày lên. Thực quản là một ống kéo dài từ họng đến dạ dày. Khi thức ăn được nuốt vào miệng sẽ đi xuống thực quản.

dinhduonghoc.com - Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Dạ dày sản xuất ra acid chlohyric (HCl) sau bữa ăn để giúp tiêu hóa thức ăn.

- Lớp niêm mạc ở phía trong dạ dày có tác dụng chống lại sự ăn mòn của acid. Các tế bào của lớp này tiết ra một số lượng lớn chất nhầy có tính chất bảo vệ.

- Lớp niêm mạc của thực quản không có những tính chất này do đó có thể bị acid của dạ dày làm tổn thương.

Bình thường, vòng cơ ở dưới cùng của thực quản được gọi là cơ vòng thực quản dưới, có tác dụng ngăn sự trào ngược lên của acid.

- Cơ vòng này giãn ra trong khi nuốt để thứ ăn đi qua. Sau đó nó sẽ xiết lại để ngăn không cho thức ăn quay ngược trở lại.

- Tuy nhiên trong bệnh GERD, cơ vòng thực quản giãn ra giữa các lần nuốt và làm cho các chất trong dạ dày và acid ăn mòn trào lên và gây tổn thương cho lớp niêm mạc của thực quản.
Không chỉ người lớn mà thậm chí trẻ nhỏ và trẻ lớn cũng đều có thể bị GERD.

 

Trào ngược dạ dày thực quản và cách chữa

Mục tiêu điều trị là giảm trào ngược, làm dịu các triệu chứng và ngăn ngừa sự tổn thương thực quản.
Chăm sóc tại nhà
Nhiều người có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống và thói quen. Những biện pháp sau nếu được tuân thủ có thể làm giảm trào ngược một cách có hiệu quả:
- Không ăn trước giờ ngủ 3 tiếng để làm dạ dày trống và giảm tiết acid. Nếu bạn không ăn, cơ thể sẽ không tạo ra acid để tiêu hóa thức ăn.
- Không nằm ngay sau khi ăn ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Nằm đầu cao khoảng 15 cm với gối. Trọng lượng sẽ giúp ngăn chặn sự trào ngược.
- Không ăn quá nhiều. Ăn nhiều thức ăn một lúc có thể làm tăng lượng acid cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Ăn ít và chia nhỏ bữa ăn ra.
- Tránh những thức ăn có nhiều mỡ, sô cô la, caffein, những thức ăn làm từ bạc hà hoặc có vị bạc hà, thức ăn có nhiều gia vị, thức ăn chua. Những thức ăn này làm giảm khả năng bảo vệ của lớp
niêm mạc thực quản.
- Tránh các thức uống có cồn. Cồn có thể làm tăng khả năng acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Ngưng hút thuốc, Hút thuốc làm yếu cơ vòng thực quản dưới và tăng trào ngược.
- Giảm cân. Những người dư cân và béo phì dễ bị trào ngược hơn những người có cân nặng lý tưởng.
- Đứng và ngồi thẳng lưng, giữ tư thế đúng. Điều này giúp thức ăn và acid đi xuống dạ dày thay vì ngược lên thực quản.
- Báo với bác sĩ của bạn nếu bạn đang dùng các thuốc giảm đau như aspirin, ibprofen (Advil, Motrin) hoặc những thuốc loãng xương. Những thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng trào ngược
ở một số người.
Một số thay đổi có thể sẽ rất khó khăn khi thực hiện. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn cần những lời khuyên về giảm cân và bỏ thuốc lá. Biết được rằng bạn sẽ giảm các triệu chứng có thể là
một động cơ để cố gắng.
Những thuốc không cần kê toa
Những thuốc này có thể làm giảm triệu chứng. Nên hỏi lại bác sĩ trước khi dùng thử.
Kháng acid (antacid): uống sau khi ăn 1 giờ và trước khi đi ngủ, vì nó có thể trung hòa acid đã có sẵn.
- Một số thuốc thường được dùng là Gaviscon, Maalox, Mylanta và Tums.
- Một số kết hợp với chất tạo bọt. Bọt ở trong dạ dày giúp ngăn acid trào ngược lên thực quản.
- Những thuốc này rất an toàn khi sử dụng hằng ngày trong vài tuần nhưng nếu dùng trong một thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ:
+ Tiêu chảy
+ Làm giảm sự chuyển hóa canxi của cơ thể.
+ Tích tụ magê trong cơ thể, có thể gây tổn thương thận.
- Nếu dùng hằng ngày trên 3 tuần, bạn nên cho bác sĩ biết.
- Kháng Histamin: có tác dụng ngăn sản xuất acid.
- Kháng H2 chỉ có hiệu quả nếu dùng ít nhất 1 giờ trước bữa ăn do chúng không thể tác động lên acid đã có sẵn.
Những thuốc kháng histamin thường dùng là cimetidine (Tagamet), famotidine (Pepcid), ranitidine (Zantac), nizatidine (Axid).
Can thiệp y khoa
Nếu tự chăm sóc tại nhà và điều trị với những thuốc thông thường không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa với những thuốc kháng acid mạnh hơn. Những phương pháp điều trị này có thể chỉ cần
dùng trong một thời gian ngắn hoặc trong một thời gian dài hơn trong khi bạn dần dần thay đổi lối sống của mình.
Thuốc
Các loại thuốc dùng những cơ chế khác nhau để làm giảm trào ngược.
Thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibition – PPI)
- PPI bao gồm omeprazole (Prilosec), esomeprazole (Nẽium), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex), pantoprazole (Protonix).
- Chúng ngăn sự sản xuất 1 loại enzyme cần thiết để sản xuất acid dạ dày.
- PPI ngăn sản xuất acid tốt hơn kháng histamin.
Thuốc bảo vệ dạ dày:
Sucralfate (Carafate) bọc lớp niêm mạc và chỗ loét để tăng thêm một lớp màng bảo vệ chống lại acid của dạ dày.
Phẫu thuật
Phẫu thuật không bao giờ là lựa chọn đầu tiên trong điều trị GERD. Thay đổi thói quen và lối sống, những thuốc kháng acid thông thường, những thuốc kê toa được dùng trước khi nghĩ đến phẫu
thuật.
Chỉ khi tẩt cả những phương pháp trên đều thất bại thì mới cần phẫu thuật. Bởi vì thay đổi lối sống và thuốc có hiệu quả ở hầu hết bệnh nhân, phẫu thuật chỉ được thực hiện ở một số ít bệnh
nhân.
Phương pháp phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất để điều trị GERD được gọi là fundoplication.
- Phẫu thuật fundoplication nhằm mục đích tăng áp lực tại cơ vòng thực quản dưới để giữ acid lại trong dạ dày.
- Phẫu thuật viên bọc một phần của dạ dày xung quanh thực quản như một cổ áo và khâu nó lại để nâng cao hiệu quả “một-chiều” của van.
- Phương pháp này được thực hiện qua nội soi, không cần phải rạch bụng một vết lớn. Phẫu thuật viên rạch 2 vết rất nhỏ ở bụng và đưa những thiết bị dài và hẹp cùng với 1 camera qua những lỗ
nhỏ đó vào trong bụng bạn.
Phương pháp này chỉ để lại những vết sẹo nhỏ và thời gian bình phục nhanh hơn rất nhiều so với thông thường.
- Cũng như mọi phương pháp phẫu thuật khác, fundoplication không phải lúc nào cũng hiệu quả và có thể gây ra những biến chứng.