Bệnh tim mạch là một trong nhiều bệnh lý gây tử vong hàng đầu hiện nay. Bên cạnh việc điều trị thuốc men thì chế độ ăn uống đúng cũng cách đóng vai trò hết sức quan trọng.

Giảm chất béo

dinhduonghoc.com - Chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tim mạch

Người bệnh tim mạch nên dùng nhiều rau củ quả tươi; hạn chế chất béo, muối.

Chất béo ở đây chính là thực phẩm chứa nhiều cholesterol, nếu như chúng ta ăn quá nhiều thì sẽ dẫn đến tăng cholesterol và béo phì. Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Để phòng tránh bệnh tim mạch, trong chế độ ăn uống dinh dưỡng hằng ngày cần hạn chế sử dụng các chất béo với cơ cấu lượng mỡ dưới 30% tổng năng lượng, nhất là với lượng chất béo bão hòa (chất béo no có trong mỡ động vật). 

Chất béo bão hòa có trong mỗi bữa ăn cần phải hạn chế dưới 10% và lượng chất béo chuyển đổi dưới 1% vì nó là nguyên nhân chính và trực tiếp làm tăng cholesterol máu. Lượng cholesterol tăng cao là yếu tố  hàng đầu dẫn đến chứng xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch vành. Vì vậy, cần thực hiện chế độ ăn uống giảm đến mức tối đa lượng cholesterol và phải thực hiện việc điều trị triệt để tình trạng tăng cholesterol trong máu. 

Hấp thụ một lượng cholesterol dưới 300mg/ngày với người khỏe mạnh và dưới 200mg/ngày với người đã có lượng LDL cao. Những loại chất béo được chọn lựa là dầu oliu, bơ thực vật, dầu lạc…, hạn chế ăn những loại chất béo như bơ, mỡ động vật, thịt nướng nhiều mỡ, xốt kem, dầu dừa, dầu chà là, dầu bông…

Hạn chế lượng đạm động vật

dinhduonghoc.com - Chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tim mạch

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của người bình thường, lượng chất đạm từ động vật chiếm 30% khẩu phần, còn đối với người mắc bệnh tim mạch, thì trong khẩu phần ăn, lượng chất đạm động vật chỉ nên chiếm khoảng 15% còn lại có thể ăn lượng đạm từ thực vật.

Nên sử dụng các loại thịt ít mỡ ví dụ thịt nạc, thịt gia cầm, cá, lòng trắng trứng. Các loại thực phẩm này giúp bổ sung một lượng lớn protein nhưng lại ít chất béo có trong chúng. Lúc chế biến, nên loại trừ lớp bì hoặc da bởi phần này thường chứa nhiều mỡ.

Một số thực phẩm cá như cá hồi, cá thu, cá trích, ngoài protein còn có nhiều chất omega-3 là một loại acid béo rất có ích cho tim mạch. Một vài loại đậu như đậu nành, đậu lăng… cũng có nhiều protein vì vậy có thể thay thế được thịt động vật.

Nên giảm sữa chưa tách bơ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt nguội, thịt nướng, sườn nướng trong các bữa ăn hàng ngày.

Giảm lượng muối

Phương cách  phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, tác hại lên tim mạch, trong chế độ ăn uống dinh dưỡng hằng ngày cần hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể. Muối ăn tối đa trong chế độ ăn uống mỗi ngày là 3 gr, nhưng chúng ta thường gặp "lỗi" ăn gấp đôi số này vì trong thức ăn chế biến sẵn và các loại thực phẩm tự nhiên đã có một lượng muối khoáng nhất định.

Ăn mặn có nguy cơ làm tăng huyết áp tâm thu lên khoảng 8 - 10mmHg. Lượng muối có trong một ngày đối với người khỏe mạnh không nên nhiều hơn 1 thìa cà phê (khoảng 2.300mg) và không quá 1.500mg/ngày đối với người trên 50 tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận.

Với người có sở thích ăn mặn, nên hạn chế từ từ lượng muối cho quen và thay thế bằng các gia vị khác.

Rau củ quả

dinhduonghoc.com - Chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tim mạch

Chất bột là chất cần gia tăng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mỗi người, nhưng chỉ dừng lại ở mức 50 - 55%  loại chất bột chứa trong các loại rau củ quả. Trái cây, các loại rau quả và hạt nguyên vỏ ngoài cung cấp tinh bột còn chứa rất nhiều chất có ích cho sức khỏe để phòng tránh tim mạch. Ví dụ như chất xơ, chất chống ô xy hóa. Ngoài ra, tinh bột còn có trong các sản phẩm quen thuộc hằng ngày như ngũ cốc, cơm, các loại mì ống và bánh mì.

Rau quả tươi sỡ hữu rất nhiều vitamin cùng nhiều chất khoáng các loại. Bên cạnh đó, lượng calorie trong rau quả không đáng kể và nhiều chất xơ (một chất nhuận tràng hữu ích).

Rau quả còn chứa nhiều yếu tố vi lượng như đồng, kẽm có ích cho hệ tim mạch. Tốt hơn hết là bạn nên chọn những loại rau quả tươi vừa thu hoạch. Trường hợp là hoa quả dự trữ hoặc đóng hộp, nên chọn các loại được bảo quản trong tủ lạnh hoặc đông lạnh, vì rau quả đóng hộp chứa hàm lượng muối, đường thấp hoặc loại nước hoa quả đơn thuần.

Hạn chế các loại hoa quả đóng hộp chứa hàm lượng muối hoặc đường cao, rau quả đóng hộp trộn dầu hoặc kem…

Kiểm soát trọng lượng

Béo phì, thừa cân là những yếu tố nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, trong đó có khoảng 15% số ca tử vong có liên quan đến bệnh lý tim mạch do béo phì. Vì vậy, trong chế độ ăn uống hằng ngày, nếu giảm cung cấp năng lượng được thì sẽ làm giảm nguy cơ béo phì. Ngoài ra, còn phải thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ thể duy trì cân nặng ở mức ổn định nhất.

Cơ thể con người chúng ta sinh ra đều sỡ hữu một chiều cao nhất định và số cân nặng cũng tương ứng với chiều cao đó. Tỷ lệ này được chuẩn đoán bằng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index): là tỷ lệ giữa cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Giá trị trung bình của chỉ số này dao động từ 18 - 24,9. Dưới 18 là người gầy, từ 25 đến 29 là thừa cân và cao hơn 30 là béo phì.

Trái tim của bạn cũng được sinh ra chỉ để hỗ trợ cơ thể mang trọng lượng đủ trong khoảng BMI từ 18 - 24,9. Ví dụ trường hợp bạn thừa 15kg, điều này có nghĩa là mỗi ngày bạn phải gánh trên lưng một “ba lô đựng 15… viên gạch” kể cả lúc đi ngủ! Việc này sẽ khiến trái tim bạn phải làm việc quá sức. Vì vậy nên thiết lập cho mình một khẩu phần ăn vừa đủ cả về lượng và chất.