Rau muống rất thích hợp cho những người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhưng dưới đây là những trường hợp không nên ăn rau muống nhé!

100g rau muống có hàm lượng dinh dưỡng 92% nước (vì vậy nên rất dễ nhiễm độc), 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% có caroten, vitamin C, B1, B2, PP khoáng chất như sắt, kẽm, photpho...thế nên rau muống mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

dinhduonghoc.com - dinh duong hoc

 

Vì môi trường trồng trọt nơi ao hồ nên rau muống thường dễ nhiễm các loại ký sinh trùng. Ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến sẽ có nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan.

Nguy hiểm hơn, ký sinh trùng Fasciolopsis buski ở rau muống có thể đi vào cơ thể, bám vào ruột, chui vào máu, từ đó gây ra những chứng đầy bụng, khó tiêu, dị ứng. Vì thế rau muống cần rửa sạch bằng nước rửa rau (không ngâm muối) và chế biến chín.
 4 nhóm người nên hạn chế ăn rau muống:
- Những người mắc chứng bệnh gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao.
 - Rau muống với thịt bò là những món có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có các vết thương mềm, bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
- Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống.
- Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau càng thêm tê nhức.

Chọn rau an toàn - cách nào?

- Không nên chọn những mớ rau có cọng quá to, thường chỉ to bằng đầu đũa ăn cơm, tránh mua phải những mớ rau có cọng to bất thường.

Theo các chuyên gia, rau muống ngon nhất là vào khoảng tháng 4, 5, 6. Những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng khi ăn lại giòn, ngon và an toàn hơn.

- Không nên chọn mớ rau quá xanh mướt, nhìn từ xa lá xanh óng lên, bẻ thấy cọng rất giòn, lá màu xanh sẫm.

- Đặc biệt khi rửa rau mà thấy nổi lên nhiều bong bóng là chắc chắn rau có nhiễm hóa chất nước rửa bát, chất tẩy rửa.