Rò luân nhĩ hay còn gọi là rò trước tai (fistule pré-auriculaire) là một trong các đường rò quanh tai thường gặp ở trẻ em các nước khu vực châu Á, Việt Nam là một trong số đó. Đây là một loại bệnh bẩm sinh do khe mang đầu tiên bị hở trong thời kỳ phôi thai.

dinhduonghoc.com - bệnh rò luân nhĩ và những điều cần lưu ý

1. Rò luân nhĩ là gì?

Rò luân nhĩ là đường rò có lỗ rò nằm ở vùng trước tai mà phần lớn là ở rễ luân nhĩ hoặc ở bình tai. Ðường rò nối thẳng sâu vào phía trong và kết thúc bởi chân sụn hoặc phình tạo ra một nang.

Rò luân nhĩ có thể  nông, sâu, dài, ngắn khác nhau ( thường có thể dài từ vài mm đến hơn 3 cm), đơn giản hoặc phức tạp ( một nhánh hay nhiều nhánh, chạy nông hoặc chạy sâu) với miệng ống ở phía trước rễ luân nhĩ. Lót lòng ống có tổ chức nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã và lớp biểu bì bong tróc. Vì vậy mà ống này hay bị bit tắc và gây nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân gây rò luân nhĩ

- Do sự hàn gắn thiếu sót giữa mang đầu tiên và mang thứ hai trong thời kỳ bào thai.

- Do có tính chất di truyền từ người thân.

3. Triệu chứng rò luân nhĩ

Khi bình thường, không bị viêm nhiễm, miệng lỗ rò nhỏ như đầu kim, khô ráo, không có dịch mủ. CÒn khi đường rò bị bội nhiễm, miệng lỗ rò bị viêm dính, bên trong có dịch hôi vàng.

Dùng tay ấn thấy có dịch bã đậu từ bên trong trào ra hoặc phình ra tạo thành một nang ( nếu nang bị vỡ ra thường để lại sẹo nhăn nhúm ảnh hưởng đến thẩm mỹ). Người bệnh bị ngứa, sưng đau và có ổ mủ. Miệng đường rò chảy mủ, lở loét và lâu lành.

dinhduonghoc.com - bệnh rò luân nhĩ và những điều cần lưu ý

4. Ảnh hưởng của rõ luân nhĩ đến chức năng nghe

Dò luân nhĩ là bất thường thuộc về ngoại bì, chỉ ảnh hưởng từ da đến màng sụn vành tai, không ảnh hưởng tới những cấu trúc có chức năng nghe của tai, nên không ảnh hưởng đến quá trình  nghe .

5. Hỗ trợ điều trị rò luân nhĩ

Có hai cách hỗ trợ chữa bệnh rò luân nhĩ bẩm sinh: bảo tồn và phẫu thuật.

Cách 1: Bảo tồn là bơm chất ăn mòn vào đường rò  làm cháy lớp biểu bì, tiếp đó hai thành của rò sẽ dính khít lại với nhau.

Cách 2: Phẫu thuật lấy toàn bộ đường rò được thực hiện với các lỗ rò đã áp-xe hoặc nguy cơ áp–xe như chảy dịch thối từ lỗ rò thường xuyên. Phương pháp này lấy toàn bộ đường rò rồi khâu kín da lại. Sau khi hoàn tất phẩu thuật, cần phải lau rửa, sát trùng vết thương.

Lưu ý: khi trẻ em bị rò luân nhĩ bẩm sinh thì hàng ngày cần nên vệ sinh sạch sẽ lỗ rò và tuyệt đối không nên day ấn nó.