Tai - Thủng màng nhĩ là gì?
Nhiều người vẫn còn chủ quan với hiện tượng thủng màng nhĩ, vì thấy tai vẫn nghe tốt. Thực thế, trong thời gian bị thủng màng nhĩ, sức nghe có bị giảm nhưng không đáng ngại. Tuy nhiên, lúc này, sức nghe không hẳn là vấn đề chính, mà quan trọng, lỗ hổng từ màng nhĩ là nơi “hút” vi khuẩn nên tai rất dễ bị viêm nhiễm, chảy nước, chảy mủ nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ.
Đây cũng là nguyên nhân khiến những người đã bị thủng màng nhĩ thường xuyên bị viêm tai tái diễn, gây chảy nước, mủ hôi, ngứa rất khó chịu. Nhất là với những người không biết vệ sinh tai đúng cách, tần số viêm càng lặp lại liên tục.
Những người bị viêm tai tái lại này, không chỉ khó chịu tại chỗ do chảy nước, mủ, ngứa… mà còn rất nguy hiểm. Vì thủng màng nhĩ, chảy mủ tại chỗ… không chỉ là biểu hiện riêng của bệnh viêm tai giữa, mà nó có thể là biểu hiện các bệnh lý khác ở tai. Tuy nhiên, vì chủ quan nên nhiều người không đi khám mà không biết đó có thể là bệnh lý gây nguy hiểm cho tính mạng.
Như bệnh lý viêm tai xương chũm, nhất là thể viêm tai xương chũm mãn tính có cholesteatoma thì sẽ rất nguy hiểm. Vì chất cholesteatoma có nguy cơ ăn mòn xương, phá huỷ tất cả các cấu trúc xương chũm, làm lộ màng não, từ đó có thể gây những biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp - xe não, viêm tĩnh mạch bên, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt… là rất cao nếu không được điều trị bằng phẫu thuật.
Nguyên nhân gây căn bệnh này, thường chủ yếu từ các bệnh lý như viêm tai xương chũm thông thường, viêm tai tiết dịch tạo thành viêm tai xẹp dính… khiến da của ống tai, biểu bì của ống tai chui vào trong và vùi kín trong tai, dần dần tạo thành chất cholesteatoma. Nếu thủng màng nhĩ để lâu ngày không điều trị, thường xuyên tái nhiễm rồi bỏ mặc cho tự khỏi, người bệnh rất có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.
Thủng màng nhĩ có thể xảy ra do bị vật nhọn đâm vào hay khi có tác động mạnh lên màng nhĩ hoặc cũng có thể do viêm tai giữa…
- Chấn thương trực tiếp: Vật nhọn đâm vào, thường gặp trong các trường hợp này là bất cẩn trong khi lấy ráy tai để dụng cụ đâm vào màng nhĩ.
- Chấn thương gián tiếp: Khi áp lực quá mạnh tác động lên màng nhĩ, xảy ra khi bị người khác tát tai quá mạnh, hoặc do chấn thương bom mìn, hay lặn quá sâu...
- Viêm tai giữa: Do viêm nhiễm từ vùng mũi họng gây tụ dịch, tụ mủ trong hòm nhĩ và làm thủng màng nhĩ từ trong ra.
Các biến chứng của thủng màng nhĩ
Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa thủng màng nhĩ phải cảnh giác khi ngoáy những vật nhọn vào tai, tuyệt đối không tự ý ngoáy tai hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại và phải tích cực điều trị các bệnh về mũi họng vì có thể gây viêm tai giữa mủ dẫn đến thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức nghe và có thể bị những biến chứng nguy hiểm.
Làm gì khi bị thủng màng nhĩ?
Thủng màng nhĩ tái phát, không thể tự lành
Đối với trẻ em, sau khi viêm tai giữa cấp chảy mủ nếu điều trị nội khoa tốt hầu hết màng nhĩ đều tự lành.
Cả trẻ em và người lớn, nếu viêm tai giữa thủng nhĩ, chảy mủ tái đi tái lại nhiều lần màng nhĩ không tự lành được, sẽ để lại di chứng là thủng nhĩ. Những trường hợp này muốn màng nhĩ lành trở lại để ngăn ngừa chảy mủ tai tái phát và cải thiện sức nghe cần phải trải qua phẫu thuật vá nhĩ.
Trong trường hợp của em cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để đánh giá thật kỹ mới có thể tiên lượng chính xác được. Trong thời gian này cần nhất là giữ gìn vệ sinh tai thật tốt, không để nước vô tai vì rất có thể sẽ mang theo vi trùng vào trong tai giữa gây nhiễm trùng.
Đồng thời phải tránh khói bụi, tránh thức khuya dậy sớm để giữ cơ thể khỏe mạnh không bị viêm đường hô hấp hoặc nhiễm siêu vi, vì đây là những yếu tố có thể làm nhiễm trùng tai giữa, gây chảy mủ tai trở lại.
Em có thể ăn uống bình thường, nếu có loại thức ăn nào mà em bị dị ứng thì tránh ăn loại thức ăn đó!