Tai - Viêm tai giữa là gì?
Sự viêm này thường khởi đầu khi các nhiễm trùng gây ra viêm họng, cảm lạnh hoặc các vấn đề về hô hấp và hít thở khác lan rộng đến tai giữa. Chúng có thể do nhiễm virus hay vi khuẩn. 75% trẻ em từng trải qua ít nhất một lần bị viêm tai giữa trước khi được 3 tuổi.
Hầu như khoảng 50% số trẻ này sẽ bị từ 3 lần nhiễm trùng tai hay nhiều hơn trong suốt 3 năm đầu đời của chúng. Mặc dù viêm tai giữa thường là bệnh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.
Nguyên nhân viêm tai giữa và các yếu tố khiến trẻ mắc bệnh
Ngoài ra, cục “thịt dư” ngay phía trên họng, sau mũi, cũng có thể ảnh hưởng đến chuyện viêm tai. Cục “thịt dư” này bình thường có nhiệm vụ sản xuất bạch huyết cầu để chống nhiễm trùng, nhưng đôi khi chính chúng cũng bị nhiễm trùng và sưng to lên làm nghẽn ống thông tai.
Nhiễm trùng cục “thịt dư” này cũng có thể lan ra ống thông. Sau cùng, hệ thống miễn nhiễm của trẻ em còn yếu, do đó các em dễ bị mắc bệnh hơn người lớn, nhất là bệnh cảm và viêm tai giữa.
Những yếu tố khiến trẻ mắc bệnh
- Tuổi: trẻ em từ 6 - 18 tháng dễ bị bệnh nhất. Trẻ từ 4 tháng tuổi cũng dễ mắc bệnh.
- Nhà giữ trẻ: trẻ em nơi các nhà giữ trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn các em ở nhà.
- Không khí thở không trong sạch: trẻ em ở nơi có khói thuốc lá hay nơi không khí ô nhiễm dễ bị bệnh.
- Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người dễ bị nhiễm trùng tai, các em cũng dễ bị hơn.
- Dòng giống: người da đỏ và người Eskimo từ Alaska hay Canada dễ bị viêm tai hơn người da trắng.
- Cách nằm bú: các em bé nằm bú dễ bị viêm tai hơn các em được đỡ cho đầu cao lên trong khi bú.
- Theo mùa: các em dễ bị viêm tai vào mùa thu và mùa đông hơn.
Đi bơi dễ viêm tai giữa
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh, hiện tượng các cháu nhỏ sau khi bị cảm cúm hoặc bơi lội xuất hiện các triệu chứng đau tai, lỗ tai chảy mủ ra ngoài gọi là viêm tai giữa mủ.
Bình thường tai giữa là một khoang kín chỉ thông với nhĩ. Vòi nhĩ là một đường thông giữa bên ngoài với tai giữa qua khoang mũi họng và chính là con đường nhiễm khuẩn gây viêm tai giữa mủ. Khi xoang, mũi, họng bị nhiễm khuẩn như bị cảm cúm, viêm mũi cấp tính, viêm amiđan cấp tính, viêm vòi nhĩ kéo dài, khiến niêm mạc vòi nhĩ sung huyết, cản trở vận chuyển niêm dịch, vi trùng xâm nhập vào tai giữa.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con... ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII).
Khi bị bệnh trẻ nhỏ thường có biểu hiện sốt, thường là sốt cao 39 - 40 độ C, đau tai và rối loạn tiêu hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện bớt sốt, hết rối loạn tiêu hóa, không đau tai, ăn được ngủ được nhưng không phải bệnh đã lui mà bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với một dấu hiệu rất quan trọng: Chảy mủ tai. Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viem tai giữa mạn tính hoặc viêm tai - xương chũm mạn tính, dẫn đến nhiều hậu quả xấu sau này cho trẻ, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Giai đoạn đầu, khi màng nhĩ chưa thủng, thường phải dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng. Ngoài ra nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng thì cần được phối hợp điều trị bởi các thầy thuốc nhi khoa.
Nếu khám thấy màng nhĩ viêm đỏ, phồng, chứng tỏ có nhiều dịch viêm ứ đọng ở hòm tai thì phải chích rạch màng nhĩ, chủ động tháo bỏ dịch mủ trong tai giữa ra ngoài và đặt ống thông khí - không nên để mủ tự vỡ, làm thủng màng nhĩ hoặc lan vào xương chũm. Giai đoạn muộn, màng nhĩ đã thủng;
Ngoài các thuốc điều trị toàn thân, cần phải tiến hành làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng và phải được theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Để phòng bệnh cần luôn vệ sinh sạch sẽ mũi, họng, đặc biệt là sau khi đi bơi bằng nước muối sinh lý. Khi bơi, gội đầu (không nên hạ thấp đầu quá) nước dễ tràn vào tai, tuyệt đối không để nước bể bơi tràn vào vào họng rồi vào tai giữa. Khi có nghi ngờ bị viêm tai giữa, cần đưa đi khám thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm ngay. Tuyệt đối không được tự điều trị và cần phải theo dõi thường xuyên vì bệnh dễ tái phát.
Điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
- Giai đoạn đầu, khi màng nhĩ chưa thủng, thường phải dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng. Ngoài ra nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng thì cần được phối hợp điều trị bởi các thầy thuốc nhi khoa.
Nếu khám thấy màng nhĩ viêm đỏ, phồng, chứng tỏ có nhiều dịch viêm ứ đọng ở hòm tai thì phải chích rạch màng nhĩ, chủ động tháo bỏ dịch mủ trong tai giữa ra ngoài, không nên để cho mủ tự vỡ, làm thủng màng nhĩ hoặc lan vào xương chũm. Nói chung, trong trường hợp nghi ngờ có mủ thì nên chích rạch màng nhĩ sớm, thà chích rạch sớm còn hơn là chích rạch quá muộn. Vết chích sẽ tự liền lại rất nhanh sau 1-2 ngày.
- Giai đoạn muộn, màng nhĩ đã thủng; ngoài các thuốc điều trị toàn thân, cần phải tiến hành làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng. Trẻ sau đó phải được theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ bởi các thầy thuốc chuyên khoa.