Bệnh nhân u não thường có các triệu chứng tăng áp lực nội sọ (nhức đầu, nôn mửa, phù gai thị) hoặc các biểu hiện về thần kinh như liệt nửa người, lên cơn động kinh...
70-75% các trường hợp u não là u nguyên phát, có nhiều nguồn gốc khác nhau (mô não, màng não, dây thần kinh sọ, mạch máu, tuyến yên...). Còn lại là các ca u thứ phát do ung thư nơi khác di căn đến. Trừ ung thư tế bào đáy của da, tất cả các loại ung thư (đặc biệt là phế quản và vú) đều có khả năng lan tràn đến não. 
U não là căn bệnh không hề hiếm gặp. Ở Mỹ, trong thập niên 90, mỗi năm có gần 400.000 ca tử vong do ung thư, trong đó có 8.500 trường hợp u nguyên phát của mô não. Tại khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM), từ năm 1993 đến năm 2000 có 251 ca u não được phẫu thuật. 
Việc điều trị u não sẽ khả quan hơn nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
1. Nhóm triệu chứng tăng áp lực nội sọ
- Nhức đầu: Thường lan tỏa, âm ỉ, nhức nhiều hơn vào buổi sáng sớm, mỗi khi đau nhiều thường kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Thuốc giảm đau thường chỉ hiệu quả ở giai đoạn đầu. Về sau, triệu chứng nhức đầu tăng lên liên tục, thuốc giảm đau ít còn tác dụng. 
- Nôn mửa: Lúc đầu chỉ buồn nôn khi nhức đầu tăng, về sau thường xuyên hơn và có thể nôn vọt. Nôn thường xảy ra buổi sáng, khi bụng còn rỗng, không có dấu hiệu báo trước; sau khi nôn xong có cảm giác bớt nhức đầu. 
- Phù gai thị giác: Do rối loạn huyết động học (nguyên nhân là áp lực trong sọ tăng quá cao), về sau có thể dẫn đến xuất tiết, xuất huyết ở gai thị và ở võng mạc, thị lực giảm dần. Muốn chẩn đoán phù gai thị phải dùng đèn soi đáy mắt. 
- Động kinh: Do ảnh hưởng áp lực cao trong sọ.
- Các rối loạn về tâm thần: Bệnh nhân trở nên lãnh đạm, thờ ơ, trí nhớ giảm dần. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân trở nên kém tỉnh táo, tri giác giảm, cuối cùng có thể đi vào hôn mê.
2. Nhóm triệu chứng thần kinh khu trú
- Giảm chức năng: Yếu hay liệt nửa người.
- Động kinh: Cục bộ hoặc cơn toàn thể... 
Các triệu chứng lâm sàng của u não ít xuất hiện đầy đủ cùng một lúc mà thường rất rời rạc, khiến ta dễ lầm với các bệnh khác. Vì vậy, phải đến bác sĩ chuyên khoa nội và ngoại thần kinh ngay khi thấy có một số triệu chứng bất thường như nhức đầu nhiều ngày mà không có nguyên nhân rõ rệt (như cảm sốt, viêm mũi, viêm xoang), lại có nôn mửa, động kinh... Thầy thuốc thường phải khám đi khám lại nhiều lần ở những thời điểm xa nhau, truy tìm và tập hợp các triệu chứng, đồng thời vận dụng thật sớm các xét nghiệm về hình ảnh học mới chẩn đoán kịp thời các u não.
Nếu chỉ đi khám khi các triệu chứng lâm sàng thật đầy đủ thì khối u đã quá lớn, chèn ép các cấu trúc quan trọng trong não. Lúc này, việc phẫu thuật gặp nhiều khó khăn và dễ xảy ra biến chứng.
 

Các phương pháp điều trị u não

Các bước chuẩn bị cho điều trị, các phương pháp điều trị u não, tác dụng phụ của điều trị u não, phục hồi chức năng sau điều trị và điều gì sẽ xảy ra sau điều trị u não.

A. CHUẨN BỊ CHO ĐIỀU TRỊ

Bác sĩ có thể mô tả các chọn lựa trong điều trị và thảo luận về các kết quả hy vọng sẽ đạt được cho mỗi phương pháp. Bác sĩ và bệnh nhân có thể cùng hợp tác với nhau để hoạch định ra một phương án điều trị phù hợp với yêu cầu của người bệnh.

Điều trị tuỳ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm loại u, vị trí, kích thước, và giai đoạn của khối u. Đối với một vài typ u não, bác sĩ cũng cần biết xem tế bào ung thư có hiện diện trong dịch não tuỷ hay không.

Sau đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ trước khi điều trị

  • Tôi bị loại u não nào? U lành tính hay ác tính?
  • Giai đoạn của khối u?
  • Chọn lựa điều trị của tôi ra sao? Bác sĩ khuyên tôi điều gì? Tại sao?
  • Lợi ích của từng phương pháp điều trị ? Nguy cơ và tác dụng phụ của từng phương pháp?
  • Chi phí điều trị?
  • Việc điều trị sẽ ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tôi ra sao?
  • Có thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng nào có thể thích hợp đối với trường hợp của tôi?

Bệnh nhân không cần phải hỏi tất cả các câu hỏi và hiểu rõ tất cả các câu trả lời của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, những điều chưa rõ sẽ được giải thích và bác sĩ sẽ bổ sung thêm nhiều thông tin khác.

B. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Bệnh nhân u não có nhiều chọn lựa trong điều trị. Tuỳ theo typ của khối u và giai đoạn và bịnh nhân có thể được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị. Một số bệnh nhân được điều trị phối hợp.

Ngoài ra, ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, bệnh nhân cũng cần được điều trị giảm đau và các triệu chứng khác của ung thư, điều trị giảm nhẹ các tác dụng phụ và điều trị nâng đỡ về mặt tinh thần. Phương pháp này được gọi là điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ hoặc hoặc điều trị giảm nhẹ. Bác sĩ sẽ là người phù hợp nhất để bàn luận về những chọn lựa điều trị và dự báo các kết quả.

1. Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường dùng cho đa số u não. Cạo tóc sạch, gây mê toàn phần, rạch da đầu, mở cửa sổ ở hộp sọ, mổ lấy một phần hoặc toàn bộ khối u, đóng hộp sọ, khâu lại da đầu. Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ một số câu trước khi phẫu thuật được tiến hành:

  • Tôi sẽ cảm thấy ra sao sau phẫu thuật?
  • Nếu đau thì bác sĩ sẽ xử trí thế nào?
  • Tôi phải nằm viện bao lâu?
  • Tác dụng phụ về lâu dài sau này? Tóc tôi có mọc trở lại không?
  • Khi nào thì tôi có thể trở về với những hoạt động bình thường?
  • Khả năng hồi phục hoàn toàn của tôi thế nào?

Khi u nằm ở thân não, bác sĩ sẽ không thể cắt bỏ khối u mà không làm tổn thương đến các  mô não bình thường. Lúc đó sẽ dùng đến các phương pháp điều trị khác.

2. Điều trị bằng tia xạ (còn gọi là xạ trị) dùng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ có thể là tia XQuang, tia gamma , hoặc tia protons. Dùng một cỗ máy lớn chiếu chùm tia vào khối u và mô chung quanh. Đôi khi tia xạ còn được chiếu vào toàn bộ não bộ hoặc tuỷ sống.

Xạ trị thường được thực hiện sau phẫu thuật. Tia xạ tiêu diệt những tế bào còn sót lại. Đôi khi xạ trị sẽ được sử dụng thay thế khi không thể tiến hành phẫu thuật. Liệu trình xạ trị thay đổi tuỳ theo loại u, kích thước, và tuổi của bịnh nhân. Mỗi lần điều trị chỉ kéo dài vài phút. Bác sĩ sẽ tiến hành từng bước để bảo vệ mô lành chung quanh khối u khi xạ trị:

  • Phân đoạn (fragmentation) : Xạ trị thường được thực hiện 5 ngày mỗi tuần trong nhiều tuần. Khi rải đều tổng liều xạ trị trong một thời gian dài hơn sẽ giúp bảo vệ các mô lành ở vùng khối u.
  • Siêu phân đoạn (hyperfragmentation) : Bệnh nhân được chiếu những liều bức xạ nhỏ ngày 2 hay 3 lần thay vì dùng liều cao ngày 1 lần.
  • Xạ trị lập thể (Stereotactic radiation therapy) : Sử dụng những chùm tia xạ rất hẹp chiếu vào khối u ở nhiều góc độ khác nhau. Khi dùng phương pháp này , bịnh nhân sẽ phải đội một khung cứng trên đầu. Chụp MRI hoặc  CT scan để tạo hình ảnh chính xác và vị trí của khối u. Bác sĩ sẽ tính toán chính xác liều bức xạ cần thiết cùng kích thước và góc chiếu của các chùm tia. Có thể xạ trị một lần hoặc vài lần.
  • Xạ trị theo không gian 3 chiều (3-dimension conformal radiotherapy) : Máy tính vẽ ra hình ảnh không gian 3 chiều của khối u và mô lành chung quanh. Bác sĩ chiếu nhiều chùm tia vào hình dáng chính xác của khối u. Việc chiếu tia tập trung chính xác vào khối u sẽ giúp bảo vệ các mô lành chung quanh.
  • Xạ trị bằng chùm tia Proton (Proton beam radiation therapy) : Nguồn bức xạ là protons thay cho XQuang. Bác sĩ nhắm chùm tia protons vào khối u. Protons có thể đi xuyên qua mô lành mà không gây tổn thương gì đáng kể.
  • Sau đây là một số điều mà bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ trước khi xạ trị :

    • Tại sao tôi cần xạ trị?
    • Khi nào thì bắt đầu? Khi nào thì chấm dứt điều trị?
    • Có tác dụng phụ gì?
    • Tôi sẽ tự chăm sóc ra sao trong khi xạ trị?
    • Làm thế nào để biết là xạ trị có hiệu quả?
    • Tôi có thể tiếp tục những hoạt động hàng ngày khi xạ trị?

3. Hoá trị liệu (Chemotherapy) , dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, đôi khi cần thiết trong điều trị u não. Thuốc có thể dùng đường uống hoặc tiêm. Dù đường nào thì thuốc cũng vào máu và di chuyển khắp cơ thể. Thuốc này được sử dụng từng đợt để cơ thể có thời gian hồi phục sau mỗi đợt điều trị.

  • Hoá trị liệu thường được sử dụng ở trẻ em. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể được hoá trị sau khi đã phẫu thuật và xạ trị.
  • Ở những bệnh nhân có u não tái phát, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ khối u và cấy vào vài viên nhện có tẩm hoá chất. Mỗi viên nhện có kích thước khoảng một đồng xu. Trong vài tuần, viên nhện rã ra và phóng thích thuốc vào não. Thuốc có tác dụng diệt tế bào ung thư.

Bệnh nhân có thể hỏi một số câu hỏi chung quanh việc sử dụng hoá trị

C. TÁC DỤNG PHỤ CỦA ĐIỀU TRỊ U NÃO?

Việc điều trị có thể gây tổn thương các tế bào và mô lành, do đó sẽ xuất hiện những tác dụng phụ. Tác dụng phụ tuỳ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm vị trí của khối u, loại u và  phạm vi điều trị. Tác dụng phụ thay đổi tuỳ theo bịnh nhân, theo từng giai đoạn và đợt điều trị. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ giải thích về tất cả các tác dụng phụ có khả năng  xảy ra và những cách thức mà bịnh nhân nên áp dụng để đối phó với chúng.

1. Phẫu thuật

  • Bệnh nhân thường bị nhức đầu hoặc bất an trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên dùng thuốc có thể kiểm soát được sự đau đớn.
  • Bệnh nhân cũng thường cảm thấy yếu đuối và mệt mỏi. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật thay đổi theo từng bệnh nhân.
  • Một số vấn đề khác tuy ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Dịch não tuỷ hoặc máu có thể tích tụ trong não và gây sưng phù não. Cần theo dõi các triệu chứng để phát hiện tình trạng này. Dùng steroids sẽ làm giảm bớt sung phù. Đôi khi cần phẫu thuật lần 2 để dẫn lưu dịch. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một ống dài và mỏng (shunt) trong não thất. Ống này được luồn dưới da xuống đến bụng. Dịch dư thừa từ não được dẫn lưu xuống bụng. Đôi khi dịch được dẫn lưu vào tim.
  • Phẫu thuật não có thể gây thương tổn đến mô lành. Tổn thương não là vấn đề nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ có những vấn đề về tư duy, thị giác và ngôn ngữ. Bệnh nhân có thể có thay đổi về nhân cách hoặc co giật. Đa số những biến chứng này thường giảm hoặc biến mất đi theo thời gian, nhưng đôi khi tổn thương não là vĩnh viễn. Bệnh nhân sẽ cần đến các phương pháp vật lý trị liệu, điều trị tiếng nói (speech therapy) hoặc điều trị bằng công việc (occupational therapy).

2. Xạ trị

  • Buồn nôn nhiều giờ sau xạ trị. Mệt mỏi ngày càng tăng sau xạ trị. Nghỉ ngơi là cần thiết nhưng bệnh nhân cũng cần phải hoạt động tích cực.
  • Xạ trị thường gây rụng tóc. Tóc sẽ mọc lại sau vài tháng. Xạ trị còn gây ảnh hưởng vùng da tương ứng. Da đầu và tai đỏ, khô và đau.
  • Xạ trị đôi khi gây sưng não và nhức đầu. Dùng thuốc giảm đau sẽ đỡ hơn.
  • Xạ trị có thể tiêu diệt cả mô não khoẻ mạnh. Tác dụng phụ này gọi là hoại tử sau xạ trị. Hoại tử não gây đau, co giật và có thể tử vong.
  • Ở trẻ em xạ trị có thể ảnh hưởng đến tuyến yên và các mô não bình thường khác. Điều này sẽ gây những khó khăn trong học vấn và sự phát triển của cơ thể sau này. Ngoài ra, xạ trị khi bé có thể tăng nguy cơ u thứ phát về sau. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem hoá trị có thể thay thế cho xạ trị ở trẻ em hay không

3. Hoá trị

  • Tác dụng phụ của hoá trị tuỳ thuộc vào loại thuốc được dùng. Những tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm sốt và lạnh run, chán ăn và cảm giác yếu mệt. Dùng thuốc có thể giảm bớt các triệu chứng .
  • Bệnh nhân được cấy viên nhện (wafer) có chứa thuốc sẽ được theo dõi  các dấu hiệu nhiễm trùng. Điều trị kháng sinh nếu có nhiễm trùng.

Điều Trị Hỗ Trợ: Dù ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, bệnh nhân u não cũng sẽ được chăm sóc hỗ trợ  để phòng tránh các vấn đề nảy sinh và cải thiện chất lượng sống trong thời gian điều trị . Nếu đau do u não, có thể dùng giảm đau. Có những loại chăm sóc hỗ trợ cho bệnh nhân u não sau đây:

  • Thuốc chống động kinh: U não có thể gây co giật. Bịnh nhân có thể dùng thuốc chống động kinh để đề phòng co giật.

Đa số bệnh nhân u não thường dùng các chăm sóc hỗ trợ đồng thời với điều trị khối u. Một số quyết định không điều trị khối u mà chỉ dùng thuốc hỗ trợ để giảm đau.

D. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐIỀU TRỊ U NÃO?

Đội chăm sóc sẽ cố gắng hỗ trợ bỆnh nhân để phục hồi lại các hoạt động thường ngày càng sớm càng tốt:

  • Vật lý trị liệu : U não và điều trị u não có thể gây liệt. Có thể bị suy yếu và rối loạn thăng bằng. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân lấy lại sức lực và sự cân bằng.
  • Chuyên gia điều trị giọng nói (Speech therapists) giúp những bệnh nhân có khó khăn về giọng nói, cách diễn đạt và rối loạn nuốt.
  • Các chuyên gia về điều trị bằng công việc (Occupational therapists) : Họ sẽ giúp bệnh nhân phục hồi lại các hoạt động thường ngày như ăn, dùng nhà vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo.

Các chăm sóc hỗ trợ đặc biệt cần thiết ở trẻ em u não nhằm phục hồi và duy trì những hoạt động của não

E. ĐIỀU GÌ XẢY RA SAU ĐIỀU TRỊ U NÃO?

Tái khám đều đặn rất quan trọng sau điều trị u não. Bác sĩ  sẽ chú ý khám kỹ lâm sàng và thần kinh để  kiểm tra xem u có tái phát. Tuỳ theo tình huống mà bác sĩ có thể cho chụp lại MRI hoặc CT scan để kiểm tra. Nếu bỆnh nhân được đặt shunt, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng hoạt động của nó. Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân về kế hoạch theo dõi bệnh, thời gian tái khám và các xét nghiệm cần làm để kiểm tra.

  • Hoá trị liệu thường được sử dụng ngoại trú. Ít khi cần nhập viện điều trị
  • Tại sao tôi cần dùng phương pháp điều trị này?
  • Hoá trị sẽ tác dụng ra sao?
  • Có tác dụng phụ không? Tôi sẽ đối phó ra sao?
  • Khi nào thì bắt đầu điều trị? Khi nào thì chấm dứt
  • Tôi có cần tái khám thường xuyên không?
  • Khi nhiễm trùng xảy ra, bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh.
  • Tác dụng phụ sẽ nặng hơn khi hoá trị và xạ trị được sử dụng đồng thời.
  • Steroids: Đa số bịnh nhân u não cần phải dùng corticoids để giảm bớt triệu chứng đau do sưng phù não
  • Shunt: Nếu dịch tích tụ trong não, bác sĩ có thể đặt một shunt để dẫn lưu.

 

Theo dõi sau điều trị ung thư não

Ngay sau khi kết thúc việc điều trị bác sỹ của bạn sẽ thảo luận với bạn về phương pháp tốt nhất để chăm sóc cho bạn. Một số người sẽ được tiến hành kiểm tra tổng thể và chụp não. Một số khác chỉ thỉnh thoảng đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì hoặc nhận thấy những triệu chứng mới hãy liên hệ với các bác sỹ ngay lập tức.

Tái phát

Tham gia vào quá trình theo dõi lâm sàng thông thường đó là một khoảng thời gian căng thẳng vì bạn rất lo lắng rằng liệu mọi việc có tiến triển bình thường hay không. Một số trường hợp khối u não có thể tái phát lại tại chính vị trí ban đầu. Nếu điều đó xảy ra các bác sỹ sẽ giải thích về phạm vi tái phát và nên điều trị như thế nào. Nó khác với khối u thứ phát tại nơi mà khối ung thư phát triển từ một bộ phận khác của cơ thể. Chúng tôi sẽ có những thông tin chi tiết hơn trong mục U NÃO THỨ PHÁT.
Phục hồi và những người có thể trợ giúp
Cần bao nhiêu thời gian để có thể phục hồi từ những ảnh hưởng của u não cùng với việc điều trị sẽ tuỳ thuộc vào mỗi người. Một số người phục hồi tốt nhưng đôi khi vẫn trở nên chán nản bằng những biểu hiện không tích cực. Sự phục hồi của bạn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm loại khối u, vùng não bị ảnh hưởng, và phương pháp điều trị bạn được sử dụng. Quá trình phục hồi thông thường là từng phần chứ không hoàn toàn ngay một lúc và bác sỹ của bạn và các chuyên gia điều trị là những người có thể đánh giá chính xác nhất về sự phục hồi của bạn.
Việc lên kế hoạch xuất viện là vô cùng thiết yếu. Điều này cần thảo luận với các y tá chính liên quan đến việc chăm sóc cho bạn. Bác sỹ đa khoa của bạn sẽ có trách nhiệm về sự chăm sóc bạn tại nhà và cho y kiến về việc bạn xuất viện và sẽ cập nhật về phương pháp điều trị bạn đã tiến hành.
Bạn có thể làm gì?
Rất nhiều người cảm thấy vô vọng khi họ được thông báo mình mắc bệnh ung thư. Họ nghĩ rằng sẽ không thể làm gì được nữa kể cả bản thân họ cũng như các bác sỹ và các bệnh viện. Điều đó không đúng. Có rất nhiều điều bạn và gia đình bạn có thể làm khi đó.
Hiểu về căn bệnh của mình
Nếu bạn và gia đinh hiểu về căn bệnh và phương pháp chữa trị, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc đối phó với các tình huống xảy ra. Bằng cách này ít nhất bạn sẽ có ý niệm về việc bạn sẽ đối mặt với những điều gì.
Những thông tin hữu ích phải được lấy ở nguồn thông tin tin cậy để tránh dẫn đến những lo lắng không cần thiết. Thông tin y tế cá nhân cẩn phải tham khảo từ các bác sỹ tư của bạn vị họ nắm rõ về tình trạng và bệnh sử của bạn. Như đã đề cập ở trên, sẽ rất hữu ích nếu bạn ghi lại các câu hỏi trước khi đến gặp bác sỹ hoặc đi cùng với người thân hoặc bạn bè, họ sẽ giúp bạn nhớ những điều cần hỏi cũng như câu trả lời của bác sỹ mà bạn có thể quên.
Thực tiễn và những nhiệm vụ xác thực
Tại thời điểm bạn nghĩ mình không thể làm được mọi việc như trước nữa, cứ cho là như vậy. Nhưng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu bạn tự đặt ra cho mình những mục tiêu đơn giản và dần dần xây dựng lòng tự tin. Lúc đó hãy tiến hành mọi việc chậm thôi và làm từng bước một.
Rât nhiều người nói về việc “chiến đấu” với bệnh tật của họ. Điều này có thể giúp ích được cho một số người và bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường hợp của mình. Một cách đơn giản để thực hiện đó là lập một kế hoạch ăn uống điều độ và đúng mức, tinh thần khoẻ mạnh. Một cách khác là tập các bài tập thư giãn mà bạn có thể thực hiện ở nhà qua băng hình.
Một số người với kinh nghiệm về ung thư đã khiến họ có thể sử dụng thời gian và sức lực hợp lý hơn trước khi họ mang bệnh. Sẽ rất hữu ích nếu bạn thực hiện việc tập thể dục một cách thường xuyên. Loại bài tập và cường độ như thế nào phụ thuộc vào khả năng của bạn và bạn phải cảm thấy thực sự thoải mái với việc đó. Hãy tự đặt cho mình những mục tiêu và thực hiện nó dần từng bước.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy việc ăn kiêng và tập thể dục không thuyết phục, khi đó bạn cũng không bắt buộc phải làm những việc đó mà hãy làm những gì phù hợp với bạn. Một số người có thể mong muốn được giữ nhịp sống bình thường như trước kia và một số người khác có thể tổ chức những kỳ nghỉ để được dùng thời gian vào thực hiện những sở thích của mình.
Lái xe
Do điều kiện sức khoẻ hiện tại với những tác động của ung thư não, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe của bạn. Có một số những tiêu chí để quyết định một người có đủ khả năng lái xe hay không và bác sỹ của bạn sẽ cho bạn những lời khuyên về việc đó. Nhìn chung, những người đã được chuẩn đoán là u não hoặc mổ não cần phải liên hệ với các trung tâm cấp giấy phép lái xe để họ có thể kiểm tra và quyết định thời điểm bạn có thể lái xe bình thường trở lại.