Sọ não là một hộp xương được cấu tạo từ nhiều xương, bên trong có chứa chất não(chất não bao gồm mô não, mạch máu, dịch não tuỷ ). Ngay dưới lớp xương sọ là màng cứng, một lớp mỏng sát bề mặt não là màng mềm.
dinhduonghoc.com - Chấn thương sọ não là gì?
Giữa màng nhện và màng mềm tạo nên khoang dưới nhện, khoang này có chứa dịch não tuỷ. Chức năng của dịch não tuỷ là bảo vệ não, có vai trò như dịch đệm và dinh dưỡng cho não.  Kích thước hộp sọ khác nhau ở trẻ em và người lớn.
Ở trẻ nhũ nhi các khớp hàn sọ chưa đóng kín tạo nên những thóp ở phía trước (dân gian gọi là mỏ ác) rất mềm, sờ tay cảm giác mạch máu đập bên dưới. Phía sau là thóp sau. Thóp trước đóng chậm hơn thóp sau. Thóp trước thường đóng kín lại sau 12-18 tháng, còn thóp sau đóng sớm hơn, vào khoảng tháng thứ 3 sau sinh.
Bất cứ lực tác động trực tiếp hay gián tiếp nào làm tổn thương xương sọ và/hoặc mô não bên trong đều được xem là chấn thương sọ não.
Chấn thương đầu cũng là cách nói khác của chấn thương sọ não, nhưng hàm ý mức độ chấn thương nhẹ hơn, thường không có tổn thương sọ và mô não bên trong mà chỉ có bị bên ngoài da như: sưng bầm ở da đầu, rách da đầu chảy máu. Trong chấn thương đầu thường người bệnh tỉnh táo. Tuy nhiên, trong chấn thương đầu có thể diễn biến nặng lên, lúc này lại gọi là chấn thương sọ não.
 

Xử trí chấn thương sọ não

Xử trí chấn thương sọ não cần tuân theo các bước sau:

1. Đánh giá ban đầu

- Đường thở: Kiểm tra chảy máu, dị vật, chất nôn... Bảo đảm cố định cột sống cổ khi có tổn thương hoặc nghi ngờ tổn thương.

- Hô hấp: Phát hiện thở chậm hoặc thở nông.

- Tuần hoàn: Kiểm tra mạch và phát hiện chảy máu.

- Thần kinh: Tìm các tổn thương thần kinh

2. Xử trí ban đầu

- Khai thông đường thở bằng nâng cằm đẩy hàm trong khi giữ nguyên tư thế đầu thẳng. Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ hút và đảm bảo không kích thích phản xạ tống dị vật ở bệnh nhân để tránh làm tăng thêm áp lực nội sọ.

- Thở ô xy nồng độ cao: nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong chấn thương sọ não là thiếu ô xy não.

- Hỗ trợ thông khí bằng bóng van mặt nạ khi cần thiết. Tăng thông khí dự phòng không được chỉ định.

- Kiểm soát chảy máu: không ép mạnh lên vị trí tổn thương mà chỉ băng lỏng. Không được cố gắng cầm máu hay dịch não tuỷ chảy ra từ mũi hoặc tai mà chỉ nên băng lỏng nếu cần thiết.

- Đặt hai đường truyền tĩnh mạch, tốc độ truyền tuỳ thuộc tình trạng huyết động của bệnh nhân.

3. Đánh giá tiếp theo

a. Bệnh sử

Cần tìm hiểu về:
- Cơ chế chấn thương
- Thời gian hôn mê
- Khả năng nhớ lại sự việc
- Tư thế bệnh nhân khi được tìm thấy

b. Trạng thái ý thức

Thay đổi tình trạng ý thức phản ánh rất sát tình trạng bệnh nhân, bệnh nhân có rối loạn ý thức và thay đổi đáp ứng với kích thích. Có thể đánh giá ban đầu theo quy trình AVPU (các chữ cái đầu của các từ tiếng Anh), trong đó:

• A (Alert) : tỉnh hoàn toàn.
• V (voice) : có đáp ứng với gọi hỏi.
• P (pain) : có đáp ứng với kích thích đau.
• U (Unresponsvie) : hoàn tòan yên lặng, không đáp ứng với các kích thích.

Sau đó để đánh giá chính xác cần dùng bảng Glasgow:

Đáp ứng bằng mắt

- Mắt nhắm.
- Mở mắt khi gây đau.
- Mở mắt khi gọi.
- Mở mắt tự nhiên.

Đáp ứng bằng lời nói

- Không đáp ứng.
- Đáp ứng bằng những âm thanh vô nghĩa.
- Dùng từ không thích hợp.
- Lẫn lộn, mất định hướng.
- Đáp ứng đúng.

Đáp ứng bằng vận động

- Không đáp ứng.
- Duỗi cứng (mất não).
- Gấp cứng. (mất vỏ não).
- Cấu: co chi.
- Cấu: gạt đúng.
- Yêu cầu: làm đúng.

c. Các dấu hiệu sinh tồn:

- Tăng huyết áp, nhịp tim chậm là dấu hiệu muộn của tăng áp lực nội sọ. Cần phát hiện các rối loạn tim mạch khác.

- Khó thở hoặc thay đổi kiểu thở có thể là dấu hiệu của chấn thương sọ não

- Sốt có thể là biểu hiện của chấn thương sọ não.

d. Đồng tử hai bên: không cân đối hoặc mất phản xạ, rối loạn thị lực, một hoặc hai mắt trũng sâu.

e. Tụ máu quanh tai: vùng xanh tím sau tai có thể là dấu hiệu của vỡ nền sọ; có thể có dịch não tuỷ chảy qua tai hay mũi hoặc tụ máu quanh mắt.

Lưu ý: nếu nghi ngờ có vỡ nền sọ hoặc vỡ xương mặt nghiêm trọng thì không được đặt sonde dạ dày đường mũi mà cân nhắc đặt qua đường miệng.

4. Xử trí chung

- Giữ cổ ở tư thế tự nhiên và cố định cột sống cổ.

- Truyền dịch bằng muối sinh lý hoặc Ringer lactate với số lượng cần tính toán chính xác.

- Sẵn sàng xử trí co giật.

- Duy trì thân nhiệt bình thường

 

- Điều trị bằng thuốc: + Thuốc chống co giật
                               + Truyền manitol chống phù não và tăng áp lực nội sọ
                               + Kháng sinh
                               + Hạ nhiệt

 

Phòng ngừa chấn thương sọ não

dinhduonghoc.com - Chấn thương sọ não là gì?

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một biện pháp hữu hiệu phòng chống chấn thương sọ não.

Chấn thương sọ não có thể xảy ra cho bất kỳ ai nếu chẳng may bị tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn lao động...). Đặc biệt, trẻ em và người già là hai đối tượng dễ bị chấn thương sọ não do tai nạn[3]. Đặc biệt, nguyên nhân chính là do tai nạn giao thông[2], để đề phòng tai nạn xảy ra, cần phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông và thực hiện đúng an toàn lao động, đặc biệt là đội mũ bảo hiểm[2][5] và mũ bảo hộ đúng quy định và đúng chất lượng.

Ở Việt Nam, theo một thống kê của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011 thì trong số 12.749 trường hợp cấp cứu do tai nạn giao thông có tới 2.365 trường hợp bị chấn thương sọ não và gần 30% số nạn nhân chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm. Ngoài ra số bệnh nhân cấp cứu do tai nạn sinh hoạt cũng lên tới hơn 4.500 trường hợp và gần 2.169 người cấp cứu do đánh nhau. Các tai nạn do sinh hoạt chủ yếu là tai nạn do ngã ghế để thắp hương, trèo cao, bỏng do nấu ăn…