Người bệnh thuộc âm hư hoả vượng thì mùa hè sử dụng hoa kim ngân pha chè uống, mùa đông thì sử dụng đại hoàng tươi sắc với ngân nhĩ, cho chút đường phèn vào rồi uống.

dinhduonghoc.com - tri lo loet mieng

–    Người bị nặng thì  ngay trong  bữa ăn cần phải ăn nhiều rau củ quả, không ăn ngũc cốc để cho đại tiện được thông suốt, ngày đi 1 – 2 lần phân mềm cho tới khi khỏi thì thôi. Sử dụng rau quả ép các loại như cà rốt, dưa chuột, ớt ngọt, rau xanh, tốt nhất là nên kết hợp chúng với nhau rồi uống.

Có thể sử dụng sữa bột không tách bơ uống (không uống đường) ngày ít nhất ba lần, cố gắng ngậm lâu trong miệng một chút.

Kiên trì ăn dưa chuột hàng ngày với lượng vừa đủ.

Táo đem thái lát rồi cho vào nước lạnh mang đun sôi lên rồi ăn cả vỏ, ngày 1 lần trong 7 – 10 ngày là khỏi.

Miệng ngậm chút dầu thơm trong một lát có công dụng sinh cơ, tiêu viêm:

Mật ong thêm chút dầu thơm theotỉ lệ 1: 1 ngày uống hai lần sáng và tối, mỗi lần 3 thìa nhỏ cũng khá hiệu quả.

Những loại rau củ như rau cải bắp, khoai tây, củ cải, những loại lương thực như gạo, ngô, kê, khoai lang (dùng loại thô) kết hợp với nhau nấu lên thành cháo ngày một bát, cần ăn kiên trì lâu dài.

Mật ong chữa miệng lỡ loét

Niêm mạc miệng bị lở loét là bệnh thường gặp. Trong dân gian người ta hay sử dụng mật ong bôi ngoài để chữa. Phương pháp cụ thể:

Sau khi ăn cơm xong, sử dụng nước ấm để súc miệng thật sạch, rồi lấy một thìa mật ong (tốt nhất là mật nguyên chất) ngậm 3 – 5 phút, rồi từ từ nuốt, sau đó làm lại lần nữa. Làm liên tục trong 2 – 3 ngày, vết loét sẽ giảm và khỏi.

Sơn dược, đường phèn chữa viêm khoang miệng

Sơn dược 20g, đường phèn 30g.

Cho vào nồi đất một lượng nưốc ấm vừa phải, sau khi đun to lửa cho sôi thì đun nhỏ lửa chừng nửa tiếng rồi chắt nước thuốc ra;  cho thêm nước vào sắc lại lần hai.

Trộn lẫn hai lần nước thuốc với nhau lại, rồi chia ra uống hai lần sáng và tối. Khi uống, ngậm thuốc trong miệng 3 – 5 phút rồi từ từ nuốt. Ngày làm 2 – 3 ngày, vết loét sẽ giảm dần và khỏi.

dinhduonghoc.com - tri lo loet mieng

LIỆU PHÁP ĂN UỐNG CHỮA LỞ LOÉT MIỆNG

Cách điều trị lở loét miệng cho người già

Có một số người già thường hay bị lở loét miệng,  loại thuốc nước Thiamphenicol là thuốc tốt nhất  hay được dùng. Phương pháp này khá đơn giản, giá lại rẻ.

Trước khi sử dụng cần dùng nước sôi ấm súc miệng cho thật sạch, bẻ đầu ông thuốc (loại 8 vạn đơn vị), lấy tăm bông chấm thuốc rồi bôi trực tiếp vào chỗ loét, ngậm miệng lại khoảng 10 – 15 phút. Làm sáng, tối hai lần, thường chỉ làm ba lần là hiệu quả, và nhiều nhất là 12 lần là sẽ khỏi.

Vitamin E cũng có thể chữa miệng lở loét

Vitamin E có công dụng chữa lở loét miệng rất tốt. Cách dùng lấy dầu vitamin E bôi trực tiếp lên chỗ loét, ngày 4 – 5 lần, và chỉ khoảng 2 – 4 ngày sẽ thấy rõ kết quả.

Rau cải trắng trị viêm khoang miệng

Lấy một cây rau cải trắng, bỏ lá già, cắt nhỏ, sao vàng nghiền thành bột rồi cho vào lọ dùng dần.

Khi sử dụng, lấy tăm bông đã tiệt trùng chấm vào bột rồi bôi nhẹ lên chỗ đau, ngày bôi 2 – 3 lần, chỉ sau 3 – 4 ngày thì có thể khỏi.

Chữa khoé miệng bị nứt loét

Mùa xuân, trời thường khô hanh nên khá nhiều người có khoé miệng bị lở loét, người bị nặng có thể gây ra viêm, loét chảy nước, hay được gọi là lở loét mép.

Nguyên nhân chính  gây ra bệnh là do thiếu Vitamin B2. Vì vậy, khi mùa khô hanh tới, phải tăng cường uống thêm B2. Thức ăn giàu B2 gồm có tim, gan, thận động vật, chế phẩm nữa, chế phẩm đậu… Cần làm sao để dinh dưỡng được cân bằng, kết hợp ăn các chất tanh một cách hợp lý, nấu rau cần cho muối trước để tránh làm mất B2. Nếu đã bị bệnh thì cần theo hướng dẫn của thầy thuốc uống Vitamin A và B2 đúng liều lượng.

Ngậm tỏi để trị viêm khoang miệng

Sử dụng một nhánh tỏi to, cắt ra thành nhữnglát mỏng rồi ngậm trong miệng, nếu uống kèm thêm Vitamin B1 khoảng 1 – 2 viên thì càng mang lại hiệu quả cao hơn. Lúc đầu ngậm không cần nhai. Khi thấy lát tỏi hết vị cay thì nhai một chút, khi thấy hơi cay thì thôi, cần làm hai lần vào buổi sáng và chiều, mỗi lần ngậm khoảng nửa giờ đến 1 giò.

Chất cay của tỏi làm cho mạch máu nở ra, thúc đẩy tuần hoàn máu kích thích tạo nước bọt nên rất tốt cho tiêu hoá, có công dụng trị đau họng, đau răng và viêm loét khoang miệng.

Cải xoong, cà rốt trị lở miệng, chảy máu chân răng

Cải xoong và cà rốt đem nấu canh, uống nước ăn cái, trị lở loét miệng, chảy máu chân răng do nhiệt rất tốt.

Trầm hương – xạ hương có tác dụng làm trắng răng

–    Trầm hương: 5 phân

–    Xạ hương: 5 phân

–    Tế tân, thăng ma, cảo bản, hoắc hương diệp, cam thảo, cam tùng, bạch chỉ. Mỗi vị 1 tiền 2 phân.

     –    Thạch cao, hàn thuỷ thạch: Mỗi vị 1 lạng Tất cả tán nhỏ, sáng tối đánh răng với bột này. Trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Thạch cao – hương phụ chữa hôi miệng và làm trắng răng

–    Thạch cao: 6 lạng đem nướng lên

–    Hương phụ: 1 lạng đem sao lên.

Cả hai mang tán nhuyễn như bột, dùng để đánh răng.

Hoắc hương – băng hà tán chữa hôi miệng

–    Hoắc hương dùng nấu nước để súc miệng

–    Ngậm băng hà tán (1 – 2 ly) trong vòng từ 3 – 5 ngày sẽ hết hôi miệng.

Hương nhu chữa hôi miệng

     –    Hương nhu mang đun kỹ lên, lấy nước súc miệng

–    Chú ý: đun lấy nước đặc. Khi ngậm xong nhổ nước đi ngay.