Khoang miệng - Hiểu biết về bệnh sưng miệng và bệnh tưa miệng
1. BỆNH SƯNG MIỆNG
Bệnh sưng miệng dịch ra theo tiếng Hy Lạp là bệnh bỏng rát. Biểu hiện lớn nhất của nó là ở phần lở loét có cảm giác đau như bỏng rát.
1. Biểu hiện chính của bệnh
– Bệnh thường gặp ở người trung niên và thanh niên, chỗ lở loét không cố định, chủ yếu ở vùng trên của niêm mạc miệng.
– Mang tính chất tái phát nhiều lần, thời gian dài ngắn và không cố định.
– Vết lở loét có hình tròn hoặc ô van nông, hơi lõm xuống, xung quanh vết loét bị xung huyết, gây cảm giác đau rát, bề mặt có màu vàng nhạt hay trắng xám. Có thể tóm tắt ngắn gọn bệnh bằng bốn chữ “Vàng, đỏ, lõm và đau”.
– Vết loét thông thường khoảng tầm từ 1-2 tuần thì sẽ khỏi, nhưng nếu bị nặng thì thời gian bi loét sẽ kéo dài hơn
2. Phân loại
– Trường hợp nhẹ: Chỉ có một hoặc vài vết loét nhỏ, đường kính khoảng tầm 0,5cm hay nhỏ hơn
– Trường hợp viêm miệng: Có từ một đến vài chục chỗ loét, đường kính đều dưới 0,2cm, kèm theo sốt, chảy nước miếng và sưng hạch to.
– Trường hợp nặng: vết loét chỉ có 1, 2 vết nhưng to và sâu, đường kính trên 1cm, phải mất vài tháng mới khỏi và để lại sẹo.
3. Cách xử lý
– Xử lý cục bộ:
– Giảm đau: Sử dụng những loại thuốc kem giảm đau Dyclonine Cream 0,5% bôi, thuốc viên Hyđrochloium nghiền ra bôi lên vết loét.
– Tiêu viêm chống loét: Sử dụng loại dung dịch nước xúc miệng.
– Sử dụng thuốc dạng cao dán.
– Sử dụng thuốc loại hoóc môn kích thích có dạng viên mang đem tán thành bột rồi đắp lên vết loét.
– Xử lý toàn thân:
Có thể uống thuốc Prednisone, mỗi ngày 15-40mg, chia ra uống ba lần, hay sư dụng thuốc tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
2. BỆNH TƯA MIỆNG
Bệnh này thường có những vết tưa ở miệng màu trắng, giống như hình dạng mồm con ngỗng. Thực chất, đó là nơi tập trung vi khuẩn gây bệnh. Trong khoang miệng luôn tồn tại một số loại vi khuẩn nhất định, trong đó bao gồm cả loại gây ra bệnh tưa miệng.
Khi vệ sinh răng miệng kém thì chân răng hỏng còn sót lại, lắp răng giả không thích hợp, hay khoang miệng có môi trường axít thì vi khuẩn này sẽ có điều kiện sinh sôi phát triển một cách nhanh chóng. Lúc cơ thể suy nhược hoặc sức đề kháng kém, vi khuẩn trong miệng không kiềm chế lẫn nhau được, làm cho chúng phát triển rất nhanh gây ra bệnh.
Ngoài ra, trẻ ở tuổi bú sữa do đầu vú hay dụng cụ đựng sữa cho trẻ bú không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể gây ra tưa.
1. Biểu hiện cụ thể
– Loại tạo màng giả: Chủ yếu thường gặp ở trẻ sơ sinh , hay thấy ở môi, lưỡi, má trong. Lúc đầu niêm mạc ở những chỗ đó xuất hiện những nốt nhỏ như sữa đọng lại, dần dần thấy chúng sẽ liên kết lại tạo thành đám giống như váng sữa.
– Rêu lưỡi khô cấp tính: Hay xuất hiện sau khi uống lượng thuốc kháng khuẩn quá nhiều, chủ yếu phát ra trên mặt lưỡi, rêu lưỡi khô lại, giới hạn rõ ràng, cảm giác đau rõ rệt.
– Niêm mạc khô lại mạn tính: Hay xuất hiện ở vùng niêm mạc có răng giả bằng chất liệu nhựa ở hàm trên, phạm vi tổn hại không giống nhau. Đặc điểm là niêm mạc xung huyết, không phẳng, có mụn nước nhỏ hay các chấm trắng, nhưng không đau rõ rệt.
– Lọai tăng sinh: Đây là loại nặng nhất. Chỗ bị tổn thương có màu xám hay có các nốt ban trắng hơi nhô lên, xung quanh niêm mạc xung huyết, hay gặp ở dưới lưỡi (sàn miệng), khóe miệng, mặt lưỡi.
2. Xử lý
– Giữ khoang miệng sạch sẽ. Đầu vú hay dụng cụ cho trẻ bú cần vô trùng sạch sẽ.
– Giữ cho khoang miệng ở môi trường kiềm là rất quan trọng. Có thể sư dụng nước muối loãng để súc miệng.
– Có thể uống một số loại thuốc kháng khuẩn theo đơn thuốc của bác sĩ.
– Sử dụng mật ong bôi vào gạc để đánh lưỡi cho trẻ ngày 2 lần, sau khi ăn.
– Lá ngót tươi giã lấy nước. Sử dụng nước đó để đánh sạch tưa cho trẻ.